Bước tới nội dung

22 Kalliope

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do IkidkaidoBot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 15:09, ngày 13 tháng 12 năm 2022 (Xóa khỏi Category:Tiểu hành tinh được đặt theo tên trong thần thoại Hy Lạp dùng Cat-a-lot). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
22 Kalliope
Khám phá
Khám phá bởiJohn Russell Hind
Ngày phát hiện16 tháng 11 năm 1852
Tên định danh
Phiên âm/kəˈl.əp/ kə-LY-ə-pee
Đặt tên theo
Calliopē
không có
Vành đai chính
Đặc trưng quỹ đạo[1]
Kỷ nguyên 2010-Jul-23 (JD 2455400.5)
Điểm viễn nhật479.98 Gm
3.2085 AU
Điểm cận nhật391.03 Gm
2.6139 AU
435.09 Gm
2.9112 AU
Độ lệch tâm0.10213
1814.3 d (4.97 năm)
17.42 km/s
282.54°
Độ nghiêng quỹ đạo13.703°
66.17°
355.03°
Vệ tinh đã biếtLinus
Đặc trưng vật lý
Kích thước235×144×124 km[2]
166.2±2.8 km[2]
181 ± 4.6 km (IRAS)[1]
Bán kính trung bình
83.1 ± 1.4 km[2]
Khối lượng8.16 ± 0.26×1018 kg
Mật độ trung bình
3.35 ± 0.33 g/cm³[2]
79.17 m/s²
11,445 km/s
0.1728 d (4.148 h)[1]
Suất phản chiếu0.17[2]
Nhiệt độ~161 K
max: 240 K (−32 °C)
Kiểu phổ
M (Tholen)[1]
6.45[1]

22 Kalliope[3] là một tiểu hành tinh loại M trong vành đai tiểu hành tinh được J. R. Hind phát hiện vào ngày 16 tháng 11 năm 1852. Nó được đặt tên theo Calliope, nàng thơ của sử thi trong thần thoại Hy Lạp. Kalliope có một vệ tinh nhỏ tên là Linus.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa trên những hình ảnh được chụp bởi kính viễn vọng VLT của tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam, Kalliope hơi dẹt, với đường kính 166 km,[2] và tương đối bất đối xứng.

Quang phổ của Kalliope thuộc loại M, cho biết một phần bề mặt của nó có thể bao gồm kim loại sắtniken. Khối lượng riêng của nó vào khoảng 3.4 g/cm³.[2] Vì Kalliope nhiều khả năng là một tập hợp các mảnh vụn với độ xốp 20–40%, có thể nó được cấu tạo từ một hỗn hợp của kim loại và silicat.[2] Tuy nhiên, phân tích phổ học cho thấy vết tích của khoáng vật và silicat có chứa nước kết tinh[4][5] thể hiện cấu tạo chứa nhiều đá của bề mặt. Bên cạnh đó Kalliope có suất phản xạ thấp,[6] điều này không phù hợp với một bề mặt hoàn toàn bằng kim loại.

Phân tích đường cong ánh sáng cho thấy điểm cực của Kalliope có khả năng hướng về tọa độ hoàng đạo (β, λ) = (−23°, 20°) với khoảng chênh lệch 10°,[7][8] khiến cho trục quay của nó nghiêng 103°.

Kalliope có một vệ tinh tự nhiên đã được biết đến tên là Linus hay (22) Kalliope I Linus. Nó có kích thước khá lớn với đường kính khoảng 28 km. Quỹ đạo của Linus cách trung tâm Kalliope khoảng 1100 km, tương đương 13.2 lần bán kính của tiểu hành tinh này.[2] Linus được Jean-Luc MargotMichael E. Brown phát hiện vào ngày 29 tháng 8 năm 2001. Ba ngày sau, một nhóm khác do William Merline dẫn đầu cũng đã tìm ra vệ tinh này một cách độc lập.[6][8]

Sự che khuất sao đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 7 tháng 11 năm 2006, sự che khuất sao đầu tiên bởi vệ tinh của một tiểu hành tinh (Linus) đã được một nhóm những người quan sát Nhật Bản quan sát thành công[9] dựa trên dự đoán được Berthier et al. đưa ra chỉ một ngày trước đó[10] sau hơn 5 năm quan sát Kalliope một cách thường xuyên. Đường đi của Linus đã cho phép ước lượng kích được thước của vệ tinh này.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e “JPL Small-Body Database Browser: 22 Kalliope”. ngày 2 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
  2. ^ a b c d e f g h i Descamps, P.; Marchis, F.; và đồng nghiệp (2008). “New determination of the size and bulk density of the binary asteroid 22 Kalliope from observations of mutual eclipses”. Icarus. 196 (2): 578–600. arXiv:0710.1471. Bibcode:2008Icar..196..578D. doi:10.1016/j.icarus.2008.03.014.
  3. ^ Phát âm là /kəˈl.əp/ kə-LY-ə-pee
  4. ^ Rivkin, A (tháng 6 năm 2000). “The Nature of M-Class Asteroids from 3-μm Observations”. Icarus (bằng tiếng Anh). 145 (2): 351–368. doi:10.1006/icar.2000.6354.
  5. ^ Lupishko, D.F. (1982). “UBV photometry of the M-type asteroids 16 Psyche and 22 Kalliope”. Solar System Research. 16: 75. Bibcode:1982AVest..16..101L.
  6. ^ a b J.L. Margot & M.E. Brown (2003). “A Low-Density M-type Asteroid in the Main Belt”. Science. 300 (5627): 1939–1942. Bibcode:2003Sci...300.1939M. doi:10.1126/science.1085844. PMID 12817147.
  7. ^ Kaasalainen, M.; Torppa, J.; Piironen, J. (tháng 10 năm 2002). “Models of Twenty Asteroids from Photometric Data”. Icarus (bằng tiếng Anh). 159 (2): 369–395. doi:10.1006/icar.2002.6907.
  8. ^ a b Marchis, F.; Descamps, P.; Hestroffer, D.; Berthier, J.; Vachier, F.; Boccaletti, A.; de Pater, I.; Gavel, D. (tháng 9 năm 2003). “A three-dimensional solution for the orbit of the asteroidal satellite of 22 Kalliope”. Icarus (bằng tiếng Anh). 165 (1): 112–120. doi:10.1016/S0019-1035(03)00195-7.
  9. ^ Sôma, M.; Hayamizu, T.; Miyashita, K.; Setoguchi, T.; Hirose, T. (tháng 10 năm 2007). “Occultation by (22) Kalliope and its satellite Linus”. Proceedings of the International Astronomical Union (bằng tiếng Anh). 3 (S248): 130–131. doi:10.1017/S1743921308018875. ISSN 1743-9213.
  10. ^ J. Berthier; Marchis, F.; Descamps, P.; Hestroffer, D. (2004). “Prediction of stellar occultations by satellite of asteroids”. Dps-Aas. 32.23: 1142. Bibcode:2004DPS....36.3223B.