Bước tới nội dung

Cefalexin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bản để in ra không còn được hỗ trợ và có thể có lỗi kết xuất. Xin hãy cập nhật các dấu trang của bạn và sử dụng chức năng in bình thường của trình duyệt thay thế.
Cefalexin
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiKeflex, Cepol, Ceporexine, Ceporex[1]
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa682733
Giấy phép
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: A
  • US: B (Không rủi ro trong các nghiên cứu không trên người)
Dược đồ sử dụngUống
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • AU: S4 (Kê đơn)
  • UK: POM (chỉ bán theo đơn)
  • US: Thuốc kê toa
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụngHấp thụ được tốt
Liên kết protein huyết tương15%
Chuyển hóa dược phẩm80% không biến đổi được thải ra theo nước tiểu trong vòng 6 giờ sau khi sử dụng
Chu kỳ bán rã sinh họcỞ một người lớn với chức năng thận bình thường, thời gian bán rã trong huyết thanh là 0,5-1,2 giờ [2]
Bài tiếtThận
Các định danh
Tên IUPAC
  • (7R)-3-Methyl-7- (α- D -phenylglycylamino) -3-cephem-4-carboxylic acid monohydrate
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.036.142
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC16H17N3O4S
Khối lượng phân tử347.39 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
Điểm nóng chảy326,8 °C (620,2 °F)
SMILES
  • O=C2N1/C(=C(\CS[C@@H]1[C@@H]2NC(=O)[C@@H](c3ccccc3)N)C)C(=O)O
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C16H17N3O4S/c1-8-7-24-15-11(14(21)19(15)12(8)16(22)23)18-13(20)10(17)9-5-3-2-4-6-9/h2-6,10-11,15H,7,17H2,1H3,(H,18,20)(H,22,23)/t10-,11-,15-/m1/s1 ☑Y
  • Key:ZAIPMKNFIOOWCQ-UEKVPHQBSA-N ☑Y
  (kiểm chứng)

Cefalexin (INN, BAN) hay cephalexin (USAN, AAN) là một thuốc kháng sinh có ích trong việc điều trị một số bệnh nhiễm trùng. Thuốc được sử dụng bằng đường miệng và hoạt động chống lại vi khuẩn gram dương cùng vài loại vi khuẩn gram âm.[3] Thuốc thuộc lớp các cephalosporin thế hệ đầu và hoạt động tương tự như các kháng sinh β-lactam khác trong cùng nhóm này, bao gồm cả thuốc tiêm mạch cefazolin.[4]

Cefalexin được dùng để trị một số các bệnh nhiễm, bao gồm: nhiễm trùng tai giữa, viêm họng do streptococcus, các nhiễm trùng xươngkhớp, viêm phổi, các nhiễm trùng da, và các nhiễm trùng đường tiểu. Thuốc có thể dùng để ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Nó không có hiệu quả chống lại Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA). Nó còn có thể được sử dụng ở những bệnh nhân dị ứng nhẹ hoặc vừa với penicillin, nhưng không khuyến khích ở những ca dị ứng nặng. Giống như các loại kháng sinh khác, nó không có tác dụng với các bệnh nhiễm virus, như cảm lạnh thông thường hay viêm phế quản cấp[3]

Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm: dị ứng, kích ứng dạ dày và ruột, và tiêu chảy do Clostridium difficile.[3] Không có bằng chứng có hại nào đã được tìm thấy khi được sử dụng trong thai kỳ.[3][5] Sử dụng trong thời gian cho con bú nói chung là an toàn.[6] Thuốc phù hợp để dùng ở trẻ em và người già trên 65 tuổi. Liều dùng có thể cần giảm ở những bệnh nhân có các vấn đề về thận.[3]

Vào năm 2012, cefalexin là một trong 100 thuốc được kê toa nhiều nhất ở Hoa Kỳ.[7] Tại Úc, nó là một trong 15 thuốc được kê toa nhiều nhất.[8] Thuốc được phát triển vào năm 1967[9] và bán trên thị trường lần đầu vào năm 1969 và 1970 bởi một vài công ty, bao gồm Glaxo WellcomeEli Lilly and Company dưới tên gọi KeflexCeporex, cùng các tên khác.[1][10] Nó có mặt trên thị trường như là một thuốc gốc dưới nhiều nhãn hiệu khác nhau và không đắt lắm.[3][11] Thuốc nằm trong Danh sách thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, một danh sách các thuốc quan trọng nhất cần phải có ở một hệ thống y tế.[12]

Tham khảo

  1. ^ a b McPherson, Edwin M. (2007). Pharmaceutical Manufacturing Encyclopedia (ấn bản thứ 3). Burlington: Elsevier. tr. 915. ISBN 9780815518563. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ McEvoy, G.K. (ed.). American Hospital Formulary Service — Drug Information 95. Bethesda, MD: American Society of Hospital Pharmacists, Inc., 1995 (Plus Supplements 1995)., p. 166
  3. ^ a b c d e f “Cephalexin”. The American Society of Health-System Pharmacists. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2014.
  4. ^ Brunton, Laurence L. (2011). “53, Penicillins, Cephalosporins, and Other β-Lactam Antibiotics”. Goodman & Gilman's pharmacological basis of therapeutics (ấn bản thứ 12). New York: McGraw-Hill. ISBN 978-0071624428.
  5. ^ “Prescribing medicines in pregnancy database”. Australian Government. ngày 3 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2014.
  6. ^ Wendy Jones (2013). Breastfeeding and Medication. Routledge. tr. 227. ISBN 9781136178153.
  7. ^ Bartholow, Michael. “Top 200 Drugs of 2012”. Pharmacy Times. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2014.
  8. ^ Australia's Health 2012: The Thirteenth Biennial Health Report of the Australian Institute of Health and Welfare. Australian Institute of Health and Welfare. 2012. tr. 408. ISBN 9781742493053.
  9. ^ [compiled (2007). Neonatal formulary 5 drug use in pregnancy and the first year of life. Hey], edited by Edmund (ấn bản thứ 5). Blackwell. tr. 67. ISBN 9780470750353.
  10. ^ Ravina, Enrique (2011). The evolution of drug discovery: from traditional medicines to modern drugs . Weinheim: Wiley-VCH. tr. 267. ISBN 9783527326693.
  11. ^ Hanlon, Geoffrey; Hodges, Norman (2012). Essential Microbiology for Pharmacy and Pharmaceutical Science. Hoboken: Wiley. tr. 140. ISBN 9781118432433.
  12. ^ “WHO Model List of EssentialMedicines” (PDF). World Health Organization. tháng 10 năm 2013. tr. 6. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2014.