Bước tới nội dung

Qashqai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do InternetArchiveBot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 17:02, ngày 21 tháng 9 năm 2023 (Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.9.5). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Qashqai
Khu vực có số dân đáng kể
Southern Iran, Central Iran:
  923,000 (2014)[1]
Ngôn ngữ
Qashqai, Persian
Tôn giáo
Shia Islam [1]
Sắc tộc có liên quan
Azerbaijanis

Qashqai là một bộ tộc du mục thiểu số cuối cùng ở Iran có dân số khoảng 400.000 người vẫn sinh tồn bằng việc chăn thả gia súc trên các đồng cỏ.[2]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ tộc này là một nhánh của người Turk có nguồn gốc từ Trung Á, họ đến định cư ở Iran từ thế kỷ 11 và sinh sống trong những sa mạc khô cằn ở phía Tây Nam Iran.[3]

Tập tin:Ethnicities and religions in Iran.png
Qashqai ở Iran (màu đỏ)

Cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào hoạt động chăn thả gia súc, chủ yêu là cừu, theo phương thức du mục của tổ tiên truyền lại. Hàng năm, họ di chuyển cùng  đàn gia súc trên các đồng cỏ, từ cao nguyên ở phía Bắc Shiraz về mùa hè tới những đồng cỏ thấp hơn gần Vịnh Persian với chiều dài di chuyển khoảng 480 km. Bên cạnh đó, người Qashqai nổi tiếng với nghề dệt thảm. Những sản phẩm thảm, dệt len nổi tiếng trong nhiều thế  kỷ với ưu điểm nổi trội là mềm, màu sắc đẹp hơn so với những sản phẩm len từ các vùng khác ở Iran.[2][3]

Văn hóa và tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Qashqai theo đạo Hồi, họ tuân thủ nghi thức Hồi giáo trong đám cưới và tang lễ, song họ không giống với những tín đồ Hồi giáo khác ở Iran ở chỗ họ không cầu nguyện hàng ngày, không nhịn ăn trong tháng lễ Ramadan.[2][3]

Đến nay, phần lớn người Qashqai không chịu từ bỏ lối sống truyền thống của tổ tiên để hòa nhập với xã hội hiện đại. Vì sống du mục, phần lớn các gia đình của bộ tộc Qashqai sống tách biệt trong thời gian dài, chỉ gặp nhau tại các lễ hội, cuộc thi truyền thống.[2][3]

Một số hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ethnologue
  2. ^ a b c d Mỹ Phượng (27 tháng 8 năm 2016). “Bộ lạc du mục cuối cùng ở Iran”. http://dulich.vnexpress.net. CNN. Truy cập 28 tháng 8 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  3. ^ a b c d Quân Vũ (27 tháng 8 năm 2016). “Cuộc sống của bộ tộc du mục chối bỏ xã hội hiện đại”. http://news.zing.vn. Zing. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2016. Truy cập 28 tháng 8 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)