Bước tới nội dung

Chiến tranh xứ Gallia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Chiến tranh xứ Gaule)
Chiến tranh xứ Gallia

Vercingetorix đầu hàng Caesar (người áo đỏ) sau trận Alesia, kết thúc Chiến tranh xứ Gallia ("Vercingetorix quỳ dưới chân của Julius Caesar", 1899, by Lionel Noel Royer)
Thời gian5951 TCN
Địa điểm
Kết quả Cộng hòa La Mã chiến thắng
Thay đổi
lãnh thổ
Gallia bị sáp nhập vào La Mã
Tham chiến
Cộng hòa La Mã Rất nhiều bộ lạc xứ Gallia
Chỉ huy và lãnh đạo
Julius Caesar,
Titus Labienus,
Mark Antony,
Quintus Cicero,
Publius Crassus
Vercingetorix,
Ambiorix,
Commius
Lực lượng
100.000-200.000 quân 500.000-1.000.000 quân
Thương vong và tổn thất
không rõ 2.000.000-3.000.000 quân và người xứ Gaul bị giết và bị bán làm nô lệ


Chiến tranh xứ Gallia là một chuỗi những chiến dịch quân sự được thực hiện bởi các Quân đoàn Lê dương La Mã dưới sự chỉ huy của Julius Caesar vào xứ Gallia, theo sau sự trỗi dậy của các bộ lạc xứ Gallia. Ngoài ra, người La Mã còn tấn công cả BritanniaGermania, nhưng các cuộc viễn chinh này chẳng bao giờ thành công hoàn toàn cả. Cuộc chiến tranh Gallic được quyết định trong Trận đánh Alesia vào năm 52 TCN, nơi mà chiến thắng đã ấn định cho La Mã.

Mặc dù Caesar đã miêu tả đây là một cuộc chiến phòng thủ, nhưng hầu hết các sử gia đều nhìn nhận chiến tranh là yếu tố quyết định giúp Caesar trong sự nghiệp chính trị, và giúp ông thanh toán các khoản nợ khổng lồ của mình. Tuy nhiên, không thể xem nhẹ vị trí quân sự quan trọng của xứ Gallia đối với La Mã, khi mà La Mã đã từng bị rất nhiều bộ lạc Gallia tấn công trước đó. Chinh phục xứ Gaalli giúp cho La Mã đảm bảo an ninh cho khu vự biên giới sông Rhein.

Cuộc chiến này được ghi lại một cách cẩn thận bởi chính Julius Caesar trong cuốn sách Commentarii de Bello Gallico, (cuốn sách này hiện vẫn là một tư liệu lịch sử quan trọng). Ngoài ra, cuốn sách này còn là một tư liệu tuyên truyền chính trị quan trọng, điều mà Caesar vẫn thường dùng để lôi kéo các độc giả của ông tại Roma.

Tiền đề chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 58 TCN, Caesar kết thúc nhiệm kỳ quan chấp chính của mình tại Roma, và mang theo những khoản nợ nặng nề. Bên cạnh đó, vì đang là thành viên của Chế độ tam đầu chế đầu tiên, Ceasar đảm bảo cho mình chức Thái thú hai tỉnh là Cisalpine GaulIllyricum. Vì Metellus Celer, thống đốc tỉnh Transalpine Gaul chết bất ngờ, tỉnh này cũng được giao luôn cho Caesar. Thời gian chấp chính của ông kéo dài đến 5 năm.

Dước sự chỉ huy trực tiếp của Caesar có 4 Quân đoàn bộ binh Lê dương La Mã: Lê Dương XII, Lê Dương XIII, Lê Dương IX xứ Hispana, Lê dương X. Các Quân đoàn này hầu hết đều quen thuộc Caesar vì ông đã từng chỉ huy họ ở tỉnh Hispania Ulterior và cùng với họ có các chiến dịch thành công chống người Lusitan. Ngoài ra Caesar còn có quyền tuyển thêm quân và các đơn vị hậu cần khác.

Mục tiêu của Caesar có thể nhận thấy rõ ràng là chinh phục và thu chiến lợi phẩm nhưng ban đầu Gallia không phải là mục tiêu của ông. Mục tiêu của Caesar là tấn công vùng Balkans chống lại vương quốc Dacia[1]

Các bộ lạc xứ Gallia/Celt, man rợ và hầu như đã bị chia rẽ hoàn toàn. Vài bộ lạc khi buôn bán với La Mã đã bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa La Mã, một vài bộ lạc trong số đó đã chuyển từ thể chế công xã bộ lạc sang Cộng hòa.

Người La Mã rất ngại những bộ lạc xứ Germania và Gallia kể trên. Chỉ chừng 50 năm trước, Ý đã từng bị các bộ lạc này tấn công, và chỉ được cứu sau hàng loạt cuộc chiến đẫm máu và tốn kém dưới sự chỉ huy của Gaius Marius. Và gần đây bộ tộc Suebi xứ Germania di chuyển vào xứ Gallia với lãnh đạo của họ là Ariovistus. Trông có vẻ các bộ lạc trên sẽ một lần nữa di chuyển, và điều này sẽ một lần nữa có thể sẽ đe dọa La Mã.

Diễn biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến dịch chống bộ lạc Helvetii - Chiến tranh bắt đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 61 TCN, bộ tộc Helvetii bắt đầu một cuộc di trú lớn, mà lãnh đạo là Orgetorix. Trong khoảng thời gian này bộ tộc Helvetii rất là không hài lòng với lãnh thổ mà mình đang có, bị bao quanh bởi các bộ tộc Germania, bộ tộc Celt Sequani và người La Mã tại Gallia Narbonensis. Một mối quan hệ ngoại giao được Qrgetorix thiết lập với hai bộ tộc là Sequani và Aeduians. Ngoài ra, Orgetorix còn có mối quan hệ ngoại giao và cá nhân với bộ tộc CasticusDumnorix.

Thông qua một cuộc tranh luận tại hội đồng,thủ lĩnh của người Helvetic là Orgetorix thực hiện các cuộc đàm phán với người Sequani đầy tham vọng và người La Mã thống trị Aeduians.

Chiến dịch chống bộ lạc Suebi xứ Germania

[sửa | sửa mã nguồn]

Những cuộc viễn chinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự thống nhất và các cuộc bạo loạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân tích về cuộc chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh xâm lược xứ Gallia trong các nền văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Darcia là mục tiêu chính của Caesar trong thời gian này là nhận định của rất nhiều học giả. Có thể kể ra: Penguin Classics The conquest of Gaul: "Introduction" chapter 3 "The course of the war" và Alan Goldsworthy trong cuốn sách In the Name of Rome Chương 8 "Caesar in Gaul". Thêm: Trang 204-223 sách Meier(1995) có ghi Caesar để 3 Quân đoàn Lê Dương ở Aquileia (gần vùng Balkans) chỉ một là ở tại Transalpine Gaul

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • The conquest of Gaul, ISBN 0-14-044433-5, by Gaius Julius Caesar, translated by S. A. Handford and revised by Jane F. Gardner
  • "De Bello Gallico" and Other Commentaries at Project Gutenberg.
  • Fuller, J. F. C. Julius Caesar: Man, Soldier, and Tyrant. London, England: Eyre & Spottiswoode, 1965.
  • Gilliver, Kate. Caesar's Gallic Wars 58–50 BC. London: Osprey Publishing, 2002. ISBN 0-415-96858-5
  • Goldsworthy, Adrian. Caesar. London, England: Orion Books Ltd, 2007.
  • Goldsworthy, Adrian. In the name of Rome. ISBN 0-7538-1789-6
  • Grant, Michael. Julius Caesar. London, England: Weidenfeld and Nicolson, 1969.
  • Holland, Tom. Rubicon. ISBN 0-385-50313-X
  • Matyszak, Philip. The enemies of Rome. ISBN 0-500-25124-X
  • Walter, Gérard. Caesar: A Biography. Translated by Emma Craufurd. New York: Charles Scribner’s Sons, 1952.
  • Wyke, Maria.Caesar: A Life in Western Culture. Chicago: University of Chicago Press, 2008.