Bước tới nội dung

Kumamon

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hình minh họa Kumamon
Quần áo in hình Kumamon

Kumamon (くまモン?) là một linh vật do chính quyền Kumamoto, Nhật Bản, sáng tạo ra. Linh vật ra đời năm 2010 nhằm thu hút khách du lịch nhân dịp tàu điện ngầm Kyushu Shinkansen mở cửa.[1] Cuối năm 2011, Kumamon đứng đầu trong một cuộc khảo sát với 280,000 bình chọn giữa các linh vật, gọi chung là yuru-chara, và sau đó trở nên nổi tiếng toàn quốc.[2][3] Nối tiếp sau thành công trong cuộc thi, Kumamoto kiếm được 11,8 tỷ yên Nhật (xấp xỉ 120 120 triệu đô la Mỹ, 79 79 triệu bảng Anh, 93 triệu €) doanh thu bán hàng trong nửa đầu năm 2012, sau khi chỉ kiếm được 2,5 tỷ yên Nhật (26 triệu đô la Mỹ, 17 triệu bảng Anh, 20 triệu €) suốt năm 2011.[4][5] Kumamon lá linh vật rất được yêu thích trên toàn thế giới.[6]

Ảnh hưởng kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Nhật Bản, chỉ trong hai năm, Kumamon đã tạo ra 1,2 tỷ đô la Mỹ lợi ích kinh tế cho khu vực, bao gồm du lịch và bán sản phẩm, cũng như trị giá tới 90 triệu đô la Mỹ,[7]. Doanh số bán các mặt hàng của Kumamon đã đạt 29,3 tỷ Yên vào năm 2012, tăng từ 2,5 tỷ Yên trong năm 2011.[8]

Ngân hàng Nhật Bản cũng ước tính bắt đầu từ năm 2011, Kumamon đã tạo ra 123,2 tỷ yên Nhật doanh thu trong thời gian hai năm.[6]

Thành công

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn thành công của Kumamon là nhờ vào vẻ ngoài hết sức dễ thương.[6] Chiến lược tiếp thị bất thường về cấp phép miễn phí cũng là nguyên nhân dẫn đến thành công về mặt thương mại của Kumamon,[8] vì tỉnh Kumamoto cấp quyền sử dụng miễn phí cho bất kỳ ai, miễn là sản phẩm của họ quảng bá hàng hóa và dịch vụ từ tỉnh.[6][8] Hơn nữa, vào năm 2018, tỉnh Kumamoto đã quyết định cho phép các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng Kumamon, nhằm mở rộng Kumamon ra thế giới.[9]

Tác động văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Linh vật này có một vai khách mời nhỏ trong trò chơi điện tử Yo-Kai Watch 2 năm 2014 và xuất hiện trong Yo-kai Watch: The Movie, theo chân các nhân vật chính (Whisper, Nate và Jibanyan) đi xung quanh. Nó cũng trở nên phổ biến trên internet khi những hình ảnh về Kumamon, thường là quanh những đám cháy lớn, được chú thích với dòng chữ "Tại sao? Tất nhiên là vì vinh quang của Satan!".[10] Tỉnh Kumamoto đã thực hiện tốt điều này, nhưng đã hạn chế cẩn thận hơn việc chụp ảnh chính thức linh vật.

Kể từ ngày 3 tháng 9 năm 2018, Kumamon đã chấp nhận một danh tính mới là một Youtuber[11]. Các video bằng tiếng Nhật đã được tải lên tài khoản YouTube của nó vào thứ Hai hàng tuần.[12]

Bên ngoài của một đoàn tàu Hisatsu Orange Railway theo chủ đề Kumamon, tháng 11 năm 2012
Năm Bản lẻ Tham khảo
Yên Nhật Đô la Mỹ
2011–2013 133,400,000,000 yên Nhật 1.369,000,000 đô la Mỹ [13][14]
2014 64,320,000,000 yên Nhật 607.109,000 đô la Mỹ [15]
2015 100,700,000,000 yên Nhật 925.892,000 đô la Mỹ [16]
2016 128,022,690,000 yên Nhật 1.177.112,000 đô la Mỹ [17]
2017 140,874,200,000 yên Nhật 1.255.899,000 đô la Mỹ [18]
2018 150,556,550,000 yên Nhật 1.363.440,000 đô la Mỹ [19]
2019 157,955,570,000 yên Nhật 13.122.193,000 đô la Mỹ [20]
2011–2019 875,829,010,000 yên Nhật 8,159,549,000 đô la Mỹ

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Top Ten Japanese Character Mascots”. Finding Fukuoka. ngày 13 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2013.
  2. ^ “Japan's #1 Mascots: Kumamon, Bary-san, and Nishiko-kun”. Japan Probe. ngày 28 tháng 11 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2013.
  3. ^ “Kumamoto Mascot "Kuma-mon" Won First Prize | Tenkai-japan:Cool Japan Guide-Travel, Shopping, Fashion, J-pop”. Tenkai-japan. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2013.
  4. ^ Brasor, Philip (ngày 13 tháng 1 năm 2013). “Mascots bear cash for local authorities”. The Japan Times. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2013.
  5. ^ Wakabayashi, Daisuke (ngày 25 tháng 12 năm 2012). “Isn't That Cute? In Japan, Cuddly Characters Compete - WSJ.com”. Online.wsj.com. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2013.
  6. ^ a b c d Brasor, Philip (15 tháng 4 năm 2014). “Can a solo career help a mascot stand out?”. The Japan Times. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2014.
  7. ^ “Cuddly bear Kumamon becomes a marketing superstar in Japan”. South China Morning Post. 24 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2017.
  8. ^ a b c Fuji, Moeko (28 tháng 6 năm 2013). “The Branding of Kumamon: The Bear That Stole Japan's Heart”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2015.
  9. ^ Author, No (15 tháng 1 năm 2018). “Kumamoto will allow foreign firms to use mascot Kumamon”. The Japan Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  10. ^ Ashcraft, Brian (1 tháng 3 năm 2016). “Osaka Overrun For The Glory Of Satan, Of Course!”. Kotaku Australia (bằng tiếng Anh). Surrey Hills, Australia: Pedestrian Group. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  11. ^ “1-й эпизод Kumamon TV” (bằng tiếng Nhật). YouTube. 3 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2021.
  12. ^ “Iconic Japanese mascot Kumamon to become YouTuber”. The Japan Times. 22 tháng 8 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2021.
  13. ^ “Demon Slayer Economic Impact Estimated at 270 B. Yen”. Nippon.com. Nippon Communications Foundation. 4 tháng 12 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2020.
  14. ^ 'Demon Slayer' economic impact estimated at ¥270 billion”. The Japan Times. 5 tháng 12 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2020.
  15. ^ “くまモン商品の売り上げ643億円超えたモン”. Sankei Shimbun (bằng tiếng Nhật). 8 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2021.
  16. ^ “Kumamon product sales top ¥100 billion in 2015 for first time”. Japan Times. 3 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  17. ^ “くまモン商品売上高1280億円 16年、過去最高 復興応援機運高まる”. Nishinippon Shimbun (bằng tiếng Nhật). 15 tháng 2 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2021.
  18. ^ “くまモン売上1408億円 17年、過去最高更新 海外で倍増”. Nishinippon Shimbun (bằng tiếng Nhật). 20 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2020.
  19. ^ “くまモン売上高、初の1500億円突破 海外解禁が後押し”. Nishinippon Shimbun (bằng tiếng Nhật). 5 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2020.
  20. ^ “くまモン商品、19年売上高は1579億円 8年連続最高”. 熊本日日新聞 (bằng tiếng Nhật). Kyodo News. 29 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]