Mangan(II,III) oxide
Mangan(II,III) oxide | |
---|---|
Cấu trúc của mangan(II,III) Oxide | |
Danh pháp IUPAC | manganese(II) dimanganese(III) oxide |
Tên khác | Manganomanganic Oxide, trimangan tetrOxide[1] |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số RTECS | OP0895000 |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Mn3O4 (MnO·Mn2O3) |
Khối lượng mol | 228,8116 g/mol |
Bề ngoài | bột nâu đen[1] |
Khối lượng riêng | 4,86 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | 1.567 °C (1.840 K; 2.853 °F) |
Điểm sôi | 2.847 °C (3.120 K; 5.157 °F) |
Độ hòa tan trong nước | không tan |
Độ hòa tan | tan trong HCl |
MagSus | +12,400·10-6 cm³/mol |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Mangan(II,III) Oxide là hợp chất vô cơ có thành phần gồm hai nguyên tố mangan và oxy, với công thức hóa học được quy định là Mn3O4. Trong hợp chất này, mangan có mặt trong hai trạng thái oxy hóa +2 và +3 và do đó công thức đôi khi được viết là MnO·Mn2O3. Mn3O4 được tìm thấy trong tự nhiên dưới dạng khoáng sản tên hausmannit.
Điều chế
[sửa | sửa mã nguồn]Mn3O4 được hình thành khi cho bất kỳ loại mangan Oxide nào đi nung nóng trong không khí, với nhiệt độ cần thiết là trên 1000 ℃.[2] Đã có nghiên cứu tập trung vào việc sản xuất tinh thể nano Mn3O4 và các cách tổng hợp khác nhau có liên quan đến oxy hóa Mn(II) hoặc khử Mn(VI).[3][4][5]
Phản ứng
[sửa | sửa mã nguồn]Mn3O4 đã được phát hiện là có hoạt động như chất xúc tác cho một loạt các phản ứng, ví dụ: sự oxy hóa metan và cacbon monOxide,[6] sự phân hủy NO,[7] việc khử nitrobenzen[8] và sự kết hợp xúc tác của các hợp chất hữu cơ.[9]
Sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Mn3O4 đôi khi được sử dụng làm vật liệu ban đầu trong việc sản xuất ferrit mềm, ví dụ: mangan kẽm ferrit,[8] lithi mangan Oxide, ngoài ra còn được ứng dụng trong pin lithi. Mangan(II,III) Oxide cũng có thể được sử dụng trong khi khoan các phần hồ chứa giếng dầu và giếng ga.[10]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0381”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
- ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản thứ 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, ISBN 0-7506-3365-4
- ^ Hausmannite Mn3O4 nanorods: synthesis, characterization and magnetic properties Jin Du et al. Nanotechnology, (2006), 17 4923–4928, doi: 10.1088/0957-4484/17/19/024
- ^ One-step synthesis of Mn3O4 nanoparticles: Structural and magnetic study Vázquez-Olmos A., Redón R, Rodríguez-Gattorno G., Mata-Zamora M.E., Morales-Leal F, Fernández-Osorio A.L, Saniger J.M. Journal of Colloid and Interface Science, 291, 1, (2005), 175–180 doi:10.1016/j.jcis.2005.05.005
- ^ Use of Carbonaceous Polysaccharide Microspheres as Templates for Fabricating Metal Oxide Hollow Spheres Xiaoming Sun, Junfeng Liu, Yadong Li, Chemistry - A European Journal, 2005, 12, 7, 2039–2047, doi:10.1002/chem.200500660
- ^ The reduction and oxidation behaviour of manganese oxides Stobhe E.R, de Boer A.D., Geus J.W., Catalysis Today. (1999), 47, 161–167. doi:10.1016/S0920-5861(98)00296-X
- ^ NO Decomposition over Mn2O3 and Mn3O4. Yamashita T, Vannice A., Journal of Catalysis (1996), 163, 158–168, doi:10.1006/jcat.1996.0315
- ^ a b Selective reduction of nitrobenzene to nitrosobenzene over different kinds of trimanganese tetroxide catalysts. Wang W.M., Yang Y.N., Zhang J.Y., Applied Catalysis A. (1995), 133, 1, 81–93 doi:10.1016/0926-860X(95)00186-7
- ^ Catalytic combustion of C3 hydrocarbons and oxygenates over Mn3O4. Baldi M, Finocchio E, Milella F, Busca G., Applied Catalysis B. (1998), 16, 1, 43–51, doi:10.1016/S0926-3373(97)00061-1
- ^ Process for preparing lithium manganese oxides, U.S Patent number: 6706443, 2004, Horst Krampitz, Gerhard Wohner