Ba tầm
Nón Ba tầm[1] (Nôm: 𥶄𠀧尋) là vật dụng thời trang hoặc che nắng mưa của nữ giới miền Bắc Việt Nam.
Vào thế kỷ XX, ba tầm ít được sử dụng hơn và thường chỉ xuất hiện trong các lễ hội.
Đặc trưng
[sửa | sửa mã nguồn]Nón ba tầm được lợp bằng lá cọ hoặc gồi, có hình dạng như cái lọng hoặc tai nấm, đỉnh phẳng, đường kính nón khoảng 70–80 cm, vành cao 10–12 cm hoặc hơn. Lòng nón đính một cái vành hình phễu gọi là khùa hoặc khua (摳) để gia cố nón trên đầu người sử dụng. Ngoài ra, người ta thường kết vào vành nón đôi chùm chỉ thao sặc sỡ để làm duyên, là nón quai thao (𥶄乖絛). Nón ba tầm đôi khi cũng gọi là nón thúng, nhưng nón thúng có dáng rộng hơn nón ba tầm, cong mềm mại hơn, vành tròn sâu và lòng sâu hơn.[2] Nón nghệ cũng tương tự nón ba tầm, nhưng có vành nón được làm từ lá nghệ, có màu vàng sẫm, rất đẹp và bền.
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Bức Văn quan vinh quy đồ (文官榮歸圖) hồi thế kỷ XVIII cho thấy một người đàn bà cắp nón ba tầm.
-
Hai nông dân với nón thúng năm 1919
-
Bưu thiếp năm 1904
-
Điệu múa với nón ba tầm
-
Nón quai thao
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Đi tìm chiếc nón cổ của người Việt - Ngọc An // Báo Thanh Niên, 27.06.2016, 06:11 (GMT+7)
- ^ Quang Thắng. “Nón ba tầm - nét đặc trưng vùng Bắc Bộ đang dần biến mất”. Dân Trí. 28/07/2016.