Bước tới nội dung

Ross 128

Tọa độ: Sky map 11h 47m 44.4s, +00° 48′ 16″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ross 128

Hình ảnh cảm hứng nghệ sĩ về hành tinh Ross 128 b, với sao Ross 128 ở phía hậu trường[1]
Credit: Đài thiên văn phía Nam của Châu Âu
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Thất Nữ
Xích kinh 11h 47m 44,3969s[2][3]
Xích vĩ +00° 48′ 16,4049″[2][3]
Cấp sao biểu kiến (V) 11,13[4]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổM4 V[5]
Chỉ mục màu U-B+2,685[6]
Chỉ mục màu B-V+1,59[7]
Kiểu biến quangSao lóe sáng [8]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)−31,0[9][10] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: 607,678 ± 0,137[2][3] mas/năm
Dec.: −1223,323 ± 0,078[2][3] mas/năm
Thị sai (π)296,3073 ± 0,0699[3] mas
Khoảng cách11,007 ± 0,003 ly
(3,3749 ± 0,0008 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)13,53[4]
Chi tiết
Khối lượng0,168 ± 0,017[11] M
Bán kính0,1967±0,0077[11] R
Độ sáng0,00036[12] L
Độ sáng (nhiệt xạ)0,00362 ± 0,00039[13] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)3,40[14] cgs
Nhiệt độ3.192±60[11] K
Độ kim loại−0,02 ± 0,08[15]
Tuổi9,45 ± 0,60 tỷ[15] năm
Tên gọi khác
FI Virginis, FI Vir, G 010-050, GCTP 2730, GJ 447, HIP 57548, LHS 315, Vyssotsky 286, LTT 13240, LFT 852.[2][11]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Ross 128 là một sao lùn đỏ trong chòm sao đường hoàng đạo xích đạo Thất Nữ, gần β Virginis. Cấp sao biểu kiến của Ross 128 là 11,13[4] quá mờ nhạt để có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Dựa trên các đo đạc thị sai, khoảng cách của ngôi sao này đến Trái Đất là 11,007 năm ánh sáng (3,375 parsec), làm cho nó trở thành ngôi sao gần thứ mười hai đối với hệ Mặt Trời. Nó được nhà thiên văn học người Mỹ Frank Elmore Ross lập danh lục lần đầu tiên năm 1926.[16] Hành tinh duy nhất của nó Ross 128 b được cho là thích hợp với sự sống.[17]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Khoảng cách của các sao gần nhất từ 20.000 năm trước tới 80.000 năm trong tương lai.

Ngôi sao khối lượng thấp này có phân loại sao M4 V,[5] và như thế được xếp vào thể loại sao được gọi là sao lùn đỏ. Nó có khối lượng bằng 15%[14] khối lượng Mặt Trời và bán kính bằng 21%[18] bán kính Mặt Trời, nhưng năng lượng phát ra chậm đến mức nó chỉ có 0,033% độ sáng nhìn thấy của Mặt Trời.[4] Tuy nhiên, hầu hết năng lượng bức xạ của sao này nằm trong dải hồng ngoại, với độ sáng nhiệt xạ bằng 0,36% của Mặt Trời.[19] Năng lượng này được bức xạ từ khí quyển ngoài của ngôi sao này ở nhiệt độ hiệu dụng 3.180 K.[5] Điều này tạo ra cho nó ánh sáng màu đỏ cam nguội của một sao loại M.

Ross 128 là một ngôi sao đĩa già, có nghĩa là nó có một lượng thấp các nguyên tố khác ngoài hydro và heli, những gì các nhà thiên văn học gọi là độ kim loại của sao, và nó quay quanh gần mặt phẳng của Ngân Hà[20] Ngôi sao này không có sự dư thừa bức xạ hồng ngoại mạnh. Dư thừa hồng ngoại thường là chỉ báo về vành đai bụi trên quỹ đạo xung quanh sao.[21][22]

Năm 1972, một lóe sáng được phát hiện từ Ross 128. Người ta đã quan sát thấy nó tăng độ sáng khoảng nửa cấp trong dải U tia cực tím, trở về độ sáng thông thường trong chưa tới 1 giờ. Ở các bước sóng quang học, các thay đổi độ sáng là gần như không thể phát hiện.[23] Nó được phân loại là sao lóe sáng và được cấp định danh sao biến quang FI Virginis.[24] Do tốc độ hoạt động lóe sáng thấp, người ta coi nó là một ngôi sao tiến hóa từ tính. Có một số chứng cứ cho thấy hãm từ tính của gió sao của ngôi sao này đã hạ thấp tần suất lóe sáng chứ không phải là hiệu suất ròng.[25]

Các biến thiên độ sáng được cho là do chuyển động tự quay của ngôi sao này và các chu kỳ từ tính tương tự như chu kỳ vết đen mặt trời cũng đã được phát hiện. Chúng gây ra những thay đổi chỉ vài phần nghìn trong cấp độ sáng của sao. Chu kỳ tự quay được tìm thấy là 165,1 ngày và độ dài chu kỳ từ tính là 4,1 năm.[26]

Ross 128 đang quay quanh Ngân Hà với độ lệch tâm 0,122, làm cho khoảng cách của nó tính từ tâm Ngân Hà nằm trong khoảng 26,8-34,2 kly (8,2-10,5 kpc).[27] Quỹ đạo này sẽ đưa ngôi sao này lại gần hệ Mặt Trời trong tương lai. Khoảng cách tiếp cận gần nhất sẽ xảy ra trong khoảng 71.000 năm tới, khi đó nó sẽ có khoảng cách 6,233 ± 0,085 ly (1,911 ± 0,026 pc) từ hệ Mặt Trời.

Tín hiệu vô tuyến bất thường

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 12/5/2017, các nhà khoa học phân tích dữ liệu thu được từ Đài quan sát Arecibo và phát hiện ra các tín hiệu sóng vô tuyến bất thường đến từ phía Ross 128.[28]

Hệ hành tinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ross 128 b được phát hiện tháng 7 năm 2017 bằng công cụ HARPS tại Đài thiên văn La Silla ở Chile, bằng cách đo đạc các thay đổi vận tốc xuyên tâm của ngôi sao chủ. Sự tồn tại của nó được xác nhận ngày 15 tháng 11 năm 2017. Nó là ngoại hành tinh kích thước cỡ Trái Đất gần thứ hai đã biết, sau Proxima b.[29] Người ta tính toán rằng Ross 128 b có khối lượng tối thiểu gấp 1,35 lần Trái Đất và quay trên quỹ đạo xung quanh ngôi sao của nó với khoảng cách gần hơn 20 lần khoảng cách quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, nhưng chỉ nhận bức xạ cao hơn 1,38 lần Trái Đất,[13][30] làm tăng cơ hội giữ lại bầu khí quyển theo thang thời gian địa chất. Ross 128 b là một hành tinh quay gần, với một năm (chu kỳ quay) của nó kéo dài 9,9 ngày.[31][32] Ở khoảng cách gần như vậy từ ngôi sao chủ, hành tinh này rất có thể bị khóa thủy triều, nghĩa là một mặt của hành tinh là ngày vĩnh cửu còn mặt kia chìm trong bóng tối hoàn toàn.[33][34] Phổ độ phân giải cao hồng ngoại gần từ APOGEE đã chứng minh rằng Ross 128 có độ kim loại gần giống như Mặt Trời; vì thế Ross 128 b rất có thể chứa đá và sắt. Ngoài ra, các mô hình gần đây được tạo ra với các dữ liệu này hỗ trợ kết luận rằng Ross 128 b là một "ngoại hành tinh mát trong rìa bên trong của vùng có thể sống được".[17]

Hệ hành tinh Ross 128 [13]
Thiên thể đồng hành
(thứ tự từ ngôi sao ra)
Khối lượng Bán trục lớn
(AU)
Chu kỳ quỹ đạo
(ngày)
Độ lệch tâm Độ nghiêng Bán kính
b ≥ 1,35±0,2 M🜨 0,0493±0,0017 9.8596±0,0056 0,036±0.092

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Closest Temperate World Orbiting Quiet Star Discovered - ESO's HARPS instrument finds Earth-mass exoplanet around Ross 128”. www.eso.org. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2017.
  2. ^ a b c d e Perryman, M. A. C.; và đồng nghiệp (1997), “The Hipparcos Catalogue”, Astronomy & Astrophysics, 323: L49–L52, Bibcode:1997A&A...323L..49P
  3. ^ a b c d e Brown, A. G. A.; và đồng nghiệp (Gaia collaboration) (tháng 8 năm 2018). “Gaia Data Release 2: Summary of the contents and survey properties”. Astronomy & Astrophysics. 616. A1. arXiv:1804.09365. Bibcode:2018A&A...616A...1G. doi:10.1051/0004-6361/201833051. Hồ sơ Gaia DR2 cho nguồn này tại VizieR.
  4. ^ a b c d The One Hundred Nearest Star Systems, Research Consortium on Nearby Stars, ngày 1 tháng 1 năm 2012, truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2017
  5. ^ a b c Gautier, Thomas N., III; và đồng nghiệp (2004), “Far Infrared Properties of M Dwarfs”, Bulletin of the American Astronomical Society, 36: 1431, Bibcode:2004AAS...205.5503G
  6. ^ Rufener, F. (tháng 10 năm 1976), “Second catalogue of stars measured in the Geneva Observatory photometric system”, Astronomy & Astrophysics Supplement Series, 26: 275–351, Bibcode:1976A&AS...26..275R
  7. ^ Warren, W. H., Jr. (1978), “Photoelectric Photometric Catalogue of Homogeneous Means in the UBV System”, Observatory, Geneva
  8. ^ Samus, N. N.; Durlevich, O. V.; và đồng nghiệp (2009). “VizieR Online Data Catalog: General Catalogue of Variable Stars (Samus+ 2007-2013)”. VizieR On-line Data Catalog: B/gcvs. Originally Published in: 2009yCat....102025S. 1. Bibcode:2009yCat....102025S.
  9. ^ Gontcharov, G. A. (2006), Pulkovo Compilation of Radial Velocities for 35493 Hipparcos Stars, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2010
  10. ^ García-Sánchez, J.; và đồng nghiệp (2001), “Stellar encounters with the solar system” (PDF), Astronomy and Astrophysics, 379 (2): 634–659, Bibcode:2001A&A...379..634G, doi:10.1051/0004-6361:20011330
  11. ^ a b c d Mann, Andrew W.; Feiden, Gregory A.; Gaidos, Eric; Boyajian, Tabetha; Braun, Kaspar von (ngày 4 tháng 5 năm 2015). “HOW TO CONSTRAIN YOUR M DWARF: MEASURING EFFECTIVE TEMPERATURE, BOLOMETRIC LUMINOSITY, MASS, AND RADIUS” (PDF). The Astrophysical Journal. 804 (1): 64. arXiv:1501.01635. Bibcode:2015ApJ...804...64M. doi:10.1088/0004-637X/804/1/64. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2017.
  12. ^ Zombeck, Martin V. (2007), Handbook of Space Astronomy and Astrophysics , Cambridge, UK: Cambridge University Press, tr. 109, ISBN 0-521-78242-2
  13. ^ a b c Bonfils, Xavier (2017). “A temperate exo-Earth around a quiet M dwarf at 3.4 parsecs”. Astronomy and Astrophysics. arXiv:1711.06177. Bibcode:2018A&A...613A..25B. doi:10.1051/0004-6361/201731973.
  14. ^ a b Rodonò, Marcello, “The Atmospheres of M Dwarfs: Observations”, The M-Type Stars, Washington: NASA, tr. 409–453
  15. ^ a b Mann, Andrew W.; và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2015). “How to Constrain Your M Dwarf: Measuring Effective Temperature, Bolometric Luminosity, Mass, and Radius”. The Astrophysical Journal. 804 (1): 38. arXiv:1501.01635. Bibcode:2015ApJ...804...64M. doi:10.1088/0004-637X/804/1/64. Vizier catalogue entry
  16. ^ Ross, Frank E. (1926), “New proper-motion stars, (second list)”, Astronomical Journal, 36 (856): 124–128, Bibcode:1926AJ.....36..124R, doi:10.1086/104699
  17. ^ a b Souto, Diogo; Unterborn, Cayman T.; Smith, Verne V.; Cunha, Katia; Teske, Johanna; Covey, Kevin; Bárbara Rojas-Ayala; García-Hernández, D. A.; Stassun, Keivan (2018). “Stellar and Planetary Characterization of the Ross 128 Exoplanetary System from APOGEE Spectra”. The Astrophysical Journal Letters (bằng tiếng Anh). 860 (1): L15. arXiv:1805.11633. Bibcode:2018ApJ...860L..15S. doi:10.3847/2041-8213/aac896. ISSN 2041-8205.
  18. ^ White, Stephen M.; Jackson, Peter D.; Kundu, Mukul R. (tháng 12 năm 1989), “A VLA survey of nearby flare stars”, Astrophysical Journal Supplement Series, 71: 895–904, Bibcode:1989ApJS...71..895W, doi:10.1086/191401
  19. ^ “HIP 57548”, NASA Exoplanet Archive, truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2018
  20. ^ Sánchez, F. (1990), Vazquez, M. (biên tập), New windows to the universe, 2, Cambridge University Press, tr. 313, ISBN 0-521-38429-X
  21. ^ Jura, M.; và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2004), “Mid-Infrared Spectra of Dust Debris around Main-Sequence Stars”, The Astrophysical Journal Supplement Series, 154 (1): 453–457, arXiv:astro-ph/0405632, Bibcode:2004ApJS..154..453J, doi:10.1086/422975
  22. ^ Gautier, Thomas N., III; và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2007), “Far-Infrared Properties of M Dwarfs”, The Astrophysical Journal, 667 (1): 527–536, arXiv:0707.0464, Bibcode:2007ApJ...667..527G, doi:10.1086/520667
  23. ^ Lee, T. A; Hoxie, D. T (1972). “The Observation of a Stellar Flare in the dM5 Star Ross 128”. Information Bulletin on Variable Stars. 707: 1. Bibcode:1972IBVS..707....1L.
  24. ^ Kukarkin, B. V; Kholopov, P. N; Kukarkina, N. P; Perova, N. B (1975). “60th Name-List of Variable Stars”. Information Bulletin on Variable Stars. 961: 1. Bibcode:1975IBVS..961....1K.
  25. ^ Skumanich, Andrew (ngày 15 tháng 10 năm 1986), “Some evidence on the evolution of the flare mechanism in dwarf stars”, Astrophysical Journal, Part 1, 309: 858–863, Bibcode:1986ApJ...309..858S, doi:10.1086/164654
  26. ^ Stelzer, B; Damasso, M; Scholz, A; Matt, S. P (2016). “A path towards understanding the rotation-activity relation of M dwarfs with K2 mission, X-ray and UV data”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 463 (2): 1844. arXiv:1607.03049. Bibcode:2016MNRAS.463.1844S. doi:10.1093/mnras/stw1936.
  27. ^ Allen, C.; Herrera, M. A. (1998), “The galactic orbits of nearby UV Ceti stars”, Revista Mexicana de Astronomía y Astrofísica, 34: 37–46, Bibcode:1998RMxAA..34...37A
  28. ^ Mendez, Abel (ngày 12 tháng 7 năm 2017). “Strange Signals from the Nearby Red Dwarf Star Ross 128”. Planetary Habitability Laboratory at University of Puerto Rico at Arecibo. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2017.
  29. ^ Koren, Marina. “An Earth-Sized Exoplanet in Our Cosmic Neighborhood”. The Atlantic. The Atlantic Monthly Group. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2017.
  30. ^ Nearby planet is 'excellent' target in search for life. Paul Rincon, BBC News. 15-11-2017.
  31. ^ Bonfils, Xavier (2017). “A temperate exo-Earth around a quiet M dwarf at 3.4 parsecs”. Astronomy and Astrophysics. arXiv:1711.06177. Bibcode:2018A&A...613A..25B. doi:10.1051/0004-6361/201731973.
  32. ^ A potentially habitable planet has been discovered just 11 light-years away Lưu trữ 2018-02-21 tại Wayback Machine. John Wenz, Astronomy Magazine. 15-11-2017.
  33. ^ Nearby Earth-sized Alien World Orbits 'Quiet' Star, Boosting Habitable Potential. Ian O'Neill, How Stuff Works. 15-11-2017. Trích dẫn: "Khóa thủy triều được dự kiến đối với Ross 128 b", Nicola Astudillo-Defru - người công tác tại Đài thiên văn Geneva, Đại học Geneva ở Thụy Sĩ và là đồng tác giả của nghiên cứu này - phát biểu.
  34. ^ Ross 128. Sol Station. Tháng 11 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]