Tòa đặc biệt Tòa án Campuchia
Tòa đặc biệt Tòa án Campuchia Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia (tiếng Anh) Chambres extraordinaires au sein des tribunaux cambodgiens (tiếng Pháp) អង្គជំនុំជម្រះវិសាមញ្ញក្នុjងតុលាការកម្ពុជា (tiếng Khmer) | |
---|---|
Huy hiệu Tòa đặc biệt Tòa án Campuchia | |
Thành lập | 1997 |
Quốc gia | Campuchia |
Vị trí | Phnôm Pênh |
Ủy quyền bởi | Luật của Quốc hội Campuchia |
Trang mạng | www |
Viện trưởng | |
Đương nhiệm | Thẩm phán Kong Srim |
Tòa đặc biệt Tòa án Campuchia (tiếng Anh: Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia; tiếng Pháp: Chambres extraordinaires au sein des tribunaux cambodgiens, CETC; tiếng Khmer: អង្គជំនុំជម្រះវិសាមញ្ញក្នុjងតុលាការកម្ពុជា, angk chomnoumchomreah visaeamonhnh knong tolakar kampouchea), còn được gọi là Tòa án Khmer Đỏ (សាលាក្ដីខ្មែរក្រហម, salakdei khmero kraham), là một tòa án đặc biệt của Campuchia có nhiệm vụ xét xử những lãnh đạo cấp cao của Khmer Đỏ về những vi phạm luật quốc tế, tội ác nghiêm trọng trong cuộc diệt chủng Campuchia. Tuy là một tòa án quốc gia nhưng Tòa đặc biệt được thành lập trên cơ sở một hiệp định giữa chính phủ Campuchia và Liên Hợp Quốc và thực hiện quyền tư pháp độc lập với cả hai. Các thẩm phán của Tòa đặc biệt được bổ nhiệm từ người Campuchia và người nước ngoài, các nhân viên Tòa đặc biệt cũng là người Campuchia và người nước ngoài. Thẩm phán nước ngoài được mời tham gia xét xử để áp dụng tiêu chuẩn quốc tế.[1]
Tòa đặc biệt có thẩm quyền xét xử về các vi phạm nghiêm trọng luật hình sự Campuchia, luật nhân đạo quốc tế và các công ước mà Campuchia là thành viên trong thời kỳ từ ngày 17 tháng 4 năm 1975 đến ngày 6 tháng 1 năm 1979, bao gồm tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh và diệt chủng. Mục đích chính của Tòa đặc biệt là thực thi công lý cho nhân dân Campuchia, là nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ từ tháng 4 năm 1975 đến tháng 1 năm 1979. Ngoài ra, Tòa đặc biệt cũng giúp đỡ các nạn nhân và vận động, tuyên truyền để giáo dục nhân dân Campuchia về những tội ác của Khmer Đỏ.[2]
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1997, hai Đồng Thủ tướng Campuchia viết thư gửi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đề nghị Liên Hợp Quốc trợ giúp tổ chức xét xử các lãnh đạo cao cấp của Khmer Đỏ. Sau một thời gian đàm phán lâu dài, Campuchia và Liên Hợp Quốc ký một hiệp định vào ngày 6 tháng 6 năm 2003, được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc phê chuẩn.[3]
Tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Tư pháp Campuchia Ang Vong Vathana công bố Hội đồng Thẩm phán Tối cao Campuchia đã tuyển chọn 30 thẩm phán người Campuchia, của Liên hợp Quốc để xét xử những lãnh đạo Khmer Đỏ còn sống. Các thẩm phán tuyên thệ nhậm chức vào đầu tháng 7 năm 2006.[4]
Tháng 6 năm 2009, Đồng Công tố viên quốc tế Robert Petit từ chức bởi "các lý do cá nhân, gia đình",[5] được Andrew T. Cayley thay thế vào tháng 11 cùng năm. Đồng nghiệp người Campuchia là Chea Leang.[6]
Các hội đồng xét xử
[sửa | sửa mã nguồn]Hiệp định giữa Campuchia và Liên hợp Quốc quy định Tòa đặc biệt gồm các thẩm phán người Campuchia và người nước ngoài. Do pháp chế Campuchia chịu ảnh hưởng của Pháp nên việc điều tra do Thẩm phán Điều tra tiến hành. Sau khi xem xét kết quả điều tra, Thẩm phán Điều tra sẽ quyết định có truy tố vụ án ra tòa hay không.[7]
Hội đồng dự thẩm và Hội đồng sơ thẩm gồm ba thẩm phán người Campuchia và hai thẩm phán người nước ngoài, Hội đồng chung thẩm thì gồm bốn thẩm phán người Campuchia và ba thẩm phán người nước ngoài.[8]
Thẩm phán người nước ngoài do Hội đồng Thẩm phán Tối cao Campuchia bổ nhiệm theo danh sách ứng viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, Tòa đặc biệt cũng có các thẩm phán dự bị.[9]
Các thẩm phán hiện tại gồm:[8]
Hội đồng chung thẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Tên | Quốc tịch |
---|---|
Maureen Harding Clark | Ireland |
Chandra Nihal Jayasinghe | Sri Lanka |
Florence Mumba | Zambia |
Kong Srim (Chủ tịch) | Cambodia |
Som Sereyvuth | Cambodia |
Mong Monichariya | Cambodia |
Ya Narin | Cambodia |
Philip Rapoza: Dự bị | Hoa Kỳ |
Sin Rith: Dự bị | Cambodia |
Hội đồng sơ thẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Tên | Quốc tịch |
---|---|
Claudia Fenz | Áo |
Martin Karopkin | Hoa Kỳ |
Nil Nonn (Chủ tịch) | Cambodia |
You Ottara | Cambodia |
Ya Sokhan | Cambodia |
Thou Mony: Dự bị | Cambodia |
Hội đồng dự thẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Tên | Quốc tịch |
---|---|
Olivier Beauvallet | Pháp |
Baik Kang Jin | Hàn Quốc |
Prak Kimsan (Chủ tịch) | Cambodia |
Huot Vuthy | Cambodia |
Ney Thol | Cambodia |
Pen Pichsaly: Dự bị | Cambodia |
Steven J. Bwana: Dự bị | Tanzania |
Cơ quan của Tòa đặc biệt
[sửa | sửa mã nguồn]Văn phòng Đồng Công tố viên
[sửa | sửa mã nguồn]Văn phòng Đồng Công tố viên là một cơ quan độc lập của Tòa đặc biệt, có nhân viên người Campuchia và người nước ngoài do Liên hợp Quốc cung cấp. Người đứng đầu Văn phòng Đồng Công tố viên là Đồng Công tố viên Campuchia (do Hội đồng Thẩm phán Tối cao Campuchia bổ nhiệm) và Đồng Công tố viên Quốc tế (do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đề cử). Văn phòng Đồng Công tố viên có nhiệm vụ truy tố các lãnh đạo cao cấp của Khmer Đỏ và những người chịu trách nhiệm về các tội ác trong thời kỳ Campuchia Dân chủ. Văn phòng Đồng Công tố viên chịu trách nhiệm truy tố vụ án trong các giai đoạn điều tra, dự thẩm, xét xử và kháng cáo. Văn phòng Đồng Công tố viên giải quyết đơn khiếu nại của nạn nhân, tiến hành điều tra sơ bộ (giai đoạn thứ nhất), và trình đơn yêu cầu khởi tố giới thiệu cho Văn phòng Đồng Thẩm phán điều tra khi có đủ bằng chứng truy tố tội thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa đặc biệt. Đơn yêu cầu khởi tố giới thiệu trình bày án tình, các luật liên quan, các tội tình nghi và đối tượng điều tra. Văn phòng Đồng Công tố viên cũng tham gia điều tra tư pháp (giai đoạn thứ hai) và nộp đơn yêu cầu khởi tố bổ sung lúc cần thiết nếu có án tình mới và các cáo buộc gốc cần phải bổ sung hay sửa đổi.[10][11]
Đồng Công tố viên hiện tại
- Nicholas Koumjian, Đồng Công tố viên Quốc tế
- Chea Leang, Đồng Công tố viên Campuchia
Văn phòng Đồng Thẩm phán điều tra
[sửa | sửa mã nguồn]Văn phòng Đồng Thẩm phán điều tra tiến hành điều tra dự thẩm các án tình mà Văn phòng Đồng Công tố viên đưa ra trong hai đơn yêu cầu khởi tố giới thiệu, bổ sung để quyết định có truy tố đối tượng điều tra ra tòa hay không.[11]
Đồng Thẩm phán điều tra hiện tại
- Michael Bohlander, Đồng Thẩm phán điều tra Quốc tế
- You Bunleng, Đồng Thẩm phán điều tra Campuchia
Ban Hỗ trợ Bào chữa
[sửa | sửa mã nguồn]Ban Hỗ trợ Bào chữa có nhiệm vụ cung cấp luật sư cho những bị cáo nghèo, trợ giúp các luật sư bào chữa về mặt pháp lý, hành chính và bảo đảm quyền xét xử công bằng. Ngoài ra, Ban Hỗ trợ Bào chữa cũng đại diện cho bị cáo trong giới truyền thông, tại các sự kiện tiếp cận cộng đồng và tổ chức một chương trình phổ biến kiến thức.[12] Mục đích của chương trình là tăng cường sự hiểu biết của người dân về tố tụng hình sự, quyền xét xử công bằng tại Campuchia và tạo điều kiện cho sinh viên luật lấy kinh nghiệm áp dụng luật quốc tế nhằm cải thiện bền vững pháp chế Campuchia.[13][14][15]
Tác giả Mary Kozlovski bàn về các vấn đề ở Tòa đặc biệt, bao gồm những việc ảnh hưởng quyền xét xử công bằng, trong bài Bringing the Khmer Rouge to Justice được đăng trên số tháng 6 năm 2012 của tạp chí Global Insight, là tạp chí Hiệp hội Luật sư Quốc tế.[16]
Trưởng ban Hỗ trợ Bào chữa
- Isaac Endeley (Tháng 4 năm 2012 – hiện tại)
- Nisha Valabhji (Nhân viên phụ trách, Tháng 3 năm 2011 – Tháng 3 năm 2012)
- Rupert Abbott (Nhân viên phụ trách, Tháng 11 năm 2010 – Tháng 2 năm 2011)[17]
- Richard Rogers (Tháng 8 năm 2008 – Tháng 11 năm 2010)
- Rupert Skilbeck (Tháng 8 năm 2006 – Tháng 8 năm 2008)
Ban Hỗ trợ Nạn nhân
[sửa | sửa mã nguồn]Ban Hỗ trợ Nạn nhân làm liên lạc giữa Tòa đặc biệt và các nạn nhân hoặc đại diện họ, tạo điều kiện cho nạn nhân tham gia vào việc xét xử với tư cách người khiếu nại hay bị hại. Ban Hỗ trợ Nạn nhân có nhiệm vụ thông báo cho nạn nhân về các quyền lợi của họ trong quá trình tố tụng và giới thiệu đại diện pháp lý cho họ.[18] Nhờ nỗ lực của Ban Hỗ trợ Nạn nhân mà những nạn nhân đã được công nhận là bên liên quan trong tố tụng và có thể được bồi thường cá nhân hoặc tập thể về những thiệt hại trong thời kỳ Khmer Đỏ.[19] Ban Hỗ trợ Nạn nhân cũng bảo đảm sự an toàn của các nạn nhân, ví dụ như bảo vệ nhân chứng then chốt hoặc hỗ trợ tâm lý.[20] Đầu năm 2012, Đức quyên tặng 1,2 triệu euro cho Ban Hỗ trợ Nạn nhân để tài trợ chi phí đại diện pháp lý của các nạn nhân, quyền tham gia xét xử hiệu quả và công tác thông tin về phiên tòa, là lần thứ tư kể từ khi Ban Hỗ trợ Nạn nhân được công nhận là một cơ quan của Tòa đặc biệt. Tổng cộng Đức đã quyên góp 1,9 triệu euro cho Ban Hỗ trợ Nạn nhân.[21]
Văn phòng Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Văn phòng Hành chính có nhiệm vụ giám sát các bộ phận Ngân sách và Tài chính, Công nghệ thông tin và truyền thông, An ninh và An toàn, Hỗ trợ, Quan hệ đối ngoại và Nhân sự của Tòa đặc biệt và hỗ trợ quá trình tư pháp thông qua cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả, năng suất cao và có sự phối hợp. Văn phòng Hành chính cũng quản lý quan hệ giữa Tòa đặc biệt và các nhà tài trợ phiên tòa của Liên Hợp Quốc.[22]
Chánh Văn phòng Hành chính hiện tại
- Kranh Tony, quyền Chánh Văn phòng
- Knut Røsandhaug, Phó Chánh Văn phòng
Bộ phận Ngân sách và Tài chính phụ trách quản lý việc tài chính và công việc giải ngân, quản lý tiền quyên góp và chi xuất hợp lý. Mọi sửa đổi ngân sách và báo cáo tài chính nào đều do bộ phận này đệ trình.[23]
Bộ phận Quản lý tòa phụ trách vận hành Đơn vị Ủng hộ Chuyên gia và Nạn nhân, Đơn vị Biên bản phụ trách ghi lại việc xét xử, Đơn vị Giải thích và Phiên dịch, Đơn vị Thư viện và Âm thanh Hình ảnh cho luật sư, người ở tòa tìm kiếm tài liệu nghiên cứu để lấy làm trợ giúp trong tố tụng. Cơ quan cũng chỉ đạo các ban nhằm bảo đảm tính thật dụng của quá trình xét xử cùng lấy được các phương pháp ghi chép cần thiết.[24]
Bộ phận Hỗ trợ phụ trách các nhu cầu hậu cần ở trong nước lẫn quốc tế, gồm Đơn vị Xây dựng, Đi lại, Vận chuyển, Quản lý Tài sản, Cung cấp, Thư tín và Thái cấu.[25]
Bộ phận Công nghệ thông tin và truyền thông phụ trách duy trì mạng lưới an toàn và cung cấp, bảo quản thiết bị cần thiết cho nhân viên.[26]
Bộ phận Nhân sự bao gồm bộ phận trong nước và quốc tế, phụ trách mọi nhu cầu nhân lực bao gồm hoạch định, duy trì các chính sách, thủ tục và hướng dẫn cho hành vi nhân viên và làm quản lý hành chính cho nhân viên, thông tin nhân sự cho toàn thể Văn phòng Hành chính.[27]
Bộ phận Quan hệ đối ngoại phụ trách quản lý quan hệ đối ngoại của Tòa đặc biệt, bao gồm tiếp cận cộng đồng với thông tin, quan hệ truyền thông và phân phát các đoạn ghi âm/hình của phiên tòa.[28]
Bộ phận An ninh và An toàn phụ trách bảo đảm an ninh cho Tòa đặc biệt và bảo vệ nhân viên, ngoại vi của Tòa đặc biệt.[29]
Thẩm quyền xét xử và luật được áp dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Luật Tổ chức Tòa đặc biệt Tòa án Campuchia để truy tố tội thời kỳ Campuchia Dân chủ quy định Tòa đặc biệt có thẩm quyền xét xử đối với một số tội trong Bộ luật hình sự Campuchia năm 1956, tội ác chống lại loài người, tội chiến tranh được quy định trong Công ước Genève, các tội trong Công ước Phòng ngừa và Trừng trị tội diệt chủng, Công ước Hague về bảo vệ tài sản văn hóa trong tình trạng xung đột vũ trang và Công ước Viên về Quan hệ ngoại giao.[30] Tòa đặc biệt có quyền tuyên phạt tù hoặc tịch thu tài sản đối với những bị cáo có tội nhưng không được tuyên phạt tử hình. Hiện tại, năm người đã bị khởi tố tội diệt chủng, tội ác chống lại loài người hoặc tội chiến tranh; ba người đã bị kết tội, tuyên phạt tù chung thân.[31]
Vai trò của nạn nhân
[sửa | sửa mã nguồn]Nạn nhân Khmer Đỏ được định nghĩa là "bất kỳ người hay pháp nhân nào bị thiệt hại về thân thể, tâm lý hay vật chất là hậu quả trực tiếp của hành vi phạm tội của chế độ Campuchia Dân chủ tại Campuchia từ ngày 17 tháng 4 năm 1975 đến ngày 6 tháng 1 năm 1979, thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa đặc biệt". Nạn nhân có quyền được tích cực tham gia vào việc xét xử bằng cách đăng ký làm người khiếu nại hay bị hại và được yêu cầu bồi thường tập thể, đạo đức.[32]
Vai trò của nạn nhân rất quan trọng bởi Tòa đặc biệt là phương tiện quan trọng để nhân dân Campuchia đối mặt với đau thương. Trong một cuộc phỏng vấn với D+C, Neth Pheaktra, người phát ngôn Tòa đặc biệt nói rằng "Tòa đặc biệt vừa tạo điều kiện cho hòa giải dân tộc vừa cung cấp cơ hội cho nhân dân Campuchia chấp nhận lịch sử họ".[33]
Bị cáo
[sửa | sửa mã nguồn]Tổng quan
[sửa | sửa mã nguồn]Danh sách bên dưới liệt kê các tội danh của mỗi bị cáo cùng tình trạng hiện tại. TCL là số tội danh theo luật Campuchia. G là số tội danh diệt chủng, N là số tội danh chống lại loài người, C là số tội danh chiến tranh, PTV là số tội danh phá hoại tài sản văn hóa và THN là số tội danh chống lại nhà ngoại giao. Danh sách này chỉ liệt kê số tội danh trong cáo buộc chứ không phải số tội danh đã kết án.
Tên | Khởi tố | TLC | D | N | C | PTV | THN | Chuyển sang Tòa đặc biệt | Tình trạng hiện tại | Khởi. |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Khang Khek Ieu | 31 tháng 7 năm 2007 | — | — | 8 | 5 | — | — | 31 tháng 7 năm 2007 | Thi hành án tù chung thân ở Campuchia[34] | [35] |
Nuon Chea | 15 tháng 9 năm 2010 | 3 | 2 | 12 | 6 | — | — | 19 tháng 9 năm 2007 | Qua đời ngày 4 tháng 8 năm 2019 | [36] |
Khieu Samphan | 15 tháng 9 năm 2010 | 3 | 2 | 12 | 6 | — | — | 19 tháng 11 năm 2007 | Thi hành án tù chung thân[31] | [36] |
Ieng Sary | 15 tháng 9 năm 2010 | 3 | 2 | 12 | 6 | — | — | 12 tháng 11 năm 2007 | Qua đời ngày 14 tháng 3 năm 2013; tố tụng chấm dứt cùng ngày[37] | [36] |
Ieng Thirith | n/a | 3 | 6 | 40 | 27 | — | — | n/a | Qua đời ngày 22 tháng 8 năm 2015; tố tụng chấm dứt cùng ngày | [36] |
Kang Kek lew
[sửa | sửa mã nguồn]Kang Kek lew, biệt hiệu "Đồng chí Duch", là một trong những lãnh đạo cấp cao của Khmer Đỏ, là người đứng đầu Santebal, lực lượng cảnh sát mật của chế độ phụ trách nội an và vận hành các trại giam. Ông cũng là người quản lý nhà tù Tuol Sleng (S-21) khét tiếng ở Phnôm Pênh.[38]
Kang Kek lew là người đầu tiên trong năm bị cáo bị truy tố trước Tòa đặc biệt. Phiên tòa bắt đầu vào ngày 17 tháng 9 năm 2009 và kết thúc ngày 27 tháng 11 năm 2010. Bảy vấn đề quan trọng được đề cập thường xuyên tại phiên tòa: M-13, việc thành lập nhà tù S-21 và Takmao, việc thi hành chính sách Đảng Cộng sản Campuchia ở S-21, xung đột vũ trang, hoạt động của S-21 và cả nhân phẩm của Kang Kek lew. Mam Nay, thuộc hạ của Kang Kek Iew và người đứng đầu đơn vị tra hỏi kinh sợ của Santebal, ra làm chứng vào ngày 14 tháng 7 năm 2009. Tuy có dính líu vào việc tra tấn và hành quyết cùng với Duch nhưng Mam Nay không bị truy tố.[39][40]
Ngày 26 tháng 7 năm 2010, Tòa đặc biệt kết tội Kang Kek lew về tội chống lại loài người và những vi phạm nghiêm trọng Công ước Genève và tuyên phạt 35 năm tù. Tuy nhiên, bản án của ông được giảm thời gian bị Tòa án quân sự Campuchia giam giữ trái luật từ năm 1999 đến năm 2007 và bị Tòa đặc biệt bắt giam.[41] Ở cấp phúc thẩm, ông bị tuyên phạt tù chung thân.[42]
Nuon Chea
[sửa | sửa mã nguồn]Trong thời kỳ Khmer Đỏ, Nuon Chea là tay phải của Pol Pot và nhà tư tưởng chính của Đảng Cộng sản Campuchia. Ông bị cáo buộc phạm tội chống lại loài người (giết người, tẩy diệt, tra tấn, trục xuất, cầm tù, đàn áp chính trị, chủng tộc, tôn giáo), tội diệt chủng và vi phạm nghiêm trọng Công ước Genève (giết người có chủ ý, tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo, cố ý gây đau khổ, thương tích nghiêm trọng cho thân thể hoặc sức khỏe, cố ý tước đoạt chiến phu quyền xét xử thông thường và công bằng, trục xuất hoặc cầm tù trái luật thường dân).[43]
Nuon Chea gia nhập Đảng Cộng sản Campuchia khi còn là sinh viên luật ở Đại học Thammasat tại Bangkok.[43] Năm 1960, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh của đảng và nhà nước. Ông bị cáo buộc quản lý nhà tù S-21 khét tiếng ở Phnôm Pênh, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,7 triệu người.[44]
Năm 1998, Nuon Chea thỏa thuận với chính phủ Campuchia cho phép ông sống gần biên giới Thái. Năm 2007, ông bị bắt giữ. Vụ án số 002 của ông bắt đầu được điều tra từ năm 2007 và được truy tố từ năm 2011.[45] Tuy là quan chức cao cấp nhất của chế độ bị giam giữ nhưng ông phủ nhận tham gia vào Khmer Đỏ: "Tôi là chủ tịch Quốc hội và không dính líu gì với hoạt động chính phủ. Đôi khi tôi thậm chí còn không biết họ đang làm gì bởi tôi ở Quốc hội".[46]
Ngày 7 tháng 8 năm 2014, ông bị Tòa đặc biệt kết tội chống lại loài người và tuyên phạt tù chung thân.[31] Ngày 16 tháng 11 năm 2018, Tòa đặc biệt kết tội ông và Khieu Samphan về tội diệt chủng đối với người Chăm và người Việt.[47][48]
Nuon Chea qua đời trong khi kháng cáo. Nhóm luật sư bào chữa của ông lập luận rằng vì Tòa đặc biệt không thể giải quyết đơn kháng cáo của ông nên bản án sơ thẩm phải bị hủy bỏ nhưng Tòa đặc biệt bác yêu cầu này vào tháng 11 năm 2019.
Ieng Sary
[sửa | sửa mã nguồn]Ieng Sary gia nhập Đảng Cộng sản Campuchia vào năm 1963. Trước đó, ông đi du học ở Pháp và gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Khi Khmer Đỏ lên nắm quyền năm 1975 thì ông trở thành Thứ trưởng Ngoại giao. Khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ vào năm 1979 thì ông chạy sang Thái Lan và bị Tòa án Cách mạng Nhân dân ở Phnôm Pênh kết tội diệt chủng, tuyên phạt tử hình. Ông tiếp tục làm thành viên của chính phủ Khmer Đỏ lưu vong cho đến khi được chính phủ Vương quốc Campuchia đặc xá vào năm 1996.[49]
Ieng Sary bị bắt vào ngày 12 tháng 11 năm 2007 với cáo buộc chịu trách nhiệm lên kế hoạch, thi hành, ra lệnh, giúp đỡ hoặc giám sát những tội ác của chế độ Khmer Đỏ từ năm 1975 đến năm 1979, bao gồm tội chống lại loài người, diệt chủng và vi phạm Công ước Genève.[50]
Ieng Sary qua đời vào tháng 3 năm 2013 trong khi vụ án đang được truy tố tại tòa. Hiện tại, chưa có quyết định của Tòa đặc biệt.[51]
Ieng Thirith
[sửa | sửa mã nguồn]Ieng Thirith, vợ của Ieng Sary và chị dâu của Pol Pot, là một thành viên cao cấp của chế độ Khmer Đỏ. Bà đi du học ở Pháp và là người Campuchia đầu tiên tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành ngôn ngữ Anh. Khi về nước, bà gia nhập Đảng Cộng sản Campuchia và được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Xã hội của Campuchia Dân chủ.[52]
Thirith tiếp tục làm thành viên chế độ Khmer Đỏ cho đến khi Ieng Sary là chồng bà được chính phủ Campuchia đặc xá vào năm 1998. Sau đó, bà sống cùng chồng gần Phnôm Pênh cho tới khi bị cảnh sát và nhân viên Tòa đặc biệt bắt giam vào ngày 12 tháng 11 năm 2007.[53]
Thirith bị cáo buộc chịu trách nhiệm lên kế hoạch, thi hành và giúp đỡ các tội ác của Khmer Đỏ trong thời gian nắm quyền, bao gồm tội chống lại loài người, diệt chủng và vi phạm Công ước Genève. Tháng 11 năm 2011, Ieng Thirith bị tuyên bố không đủ năng lực tâm thần để hầu tòa do bệnh Alzheimer.[54]
Ieng Thirith qua đời vào tháng 8 năm 2015.[55]
Khieu Samphan
[sửa | sửa mã nguồn]Khieu Samphan là một trong những quan chức quyền lực nhất của chế độ Khmer Đỏ. Trước khi gia nhập Đảng Cộng sản Campuchia, Samphan là Bộ trưởng Thương mại cho chính quyền Sihanouk vào năm 1962. Năm 1969, ông phải ẩn cư vì bị lực lượng an ninh đe dọa. Từ đầu thập niên 70, ông tái xuất làm thành viên Khmer Đỏ. Ông được bổ nhiệm làm nguyên thủ quốc gia của Campuchia và kế nhiệm Pol Pot làm lãnh đạo vào năm 1987.[56]
Năm 1998, Khieu Samphan tuyên thệ trung thành với chính phủ Campuchia và rời khỏi Khmer Đỏ. Ngày 12 tháng 11 năm 2007, Samphan bị bắt giam với cáo buộc phạm tội chống lại loài người, diệt chủng và vi phạm Công ước Genève.[56]
Ngày 7 tháng 8 năm 2014, ông bị Tòa đặc biệt kết tội chống lại loài người và tuyên phạt tù chung thân.[31] Ngày 16 tháng 11 năm 2018, ông bị kết tội diệt chủng đối với người Việt.[48]
Tranh cãi về Vụ án 003 và 004
[sửa | sửa mã nguồn]Mặc dù là đối tượng của hai lệnh truy nã đặc biệt nhưng cựu chỉ huy lục quân Khmer Đỏ Meas Muth không bị bắt giữ và tiếp tục sống tự do ở tỉnh Battambang, trong khi Vụ án 003 của ông bị chính Thủ tướng Campuchia Hun Sen phản đối. Ba thẩm phán người Campuchia biện hộ cho lập trường này rằng việc bị bắt "trong xã hội Campuchia là một sự sỉ nhục và ảnh hưởng danh dự, nhân phẩm, quyền lợi một cách đáng kể và vĩnh viễn". Muth bị cáo buộc giết người và phạm tội chống lại loài người ở những địa điểm khác nhau tại Campuchia.[57]
Thẩm phán từ chức
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 6 năm 2011, Tòa đặc biệt bị dư luận chỉ trích sau khi Đồng Công tố viên Quốc tế Andrew Cayley ra một tuyên bố chỉ trích việc các Đồng Thẩm phán điều tra đình chỉ điều tra Vụ án 003 quá sớm và cáo buộc những thẩm phán đang cố "chôn vùi" vụ án.[58] Các bị can trong Vụ án 003 là Meas Muth và Sou Met, hai chỉ huy quân đội Khmer Đỏ bị cáo buộc giám sát việc bắt giam, vận chuyển tù nhân đến nhà tù S-21.[59] Trước đó, cộng đồng quốc tế đã lo ngại Tòa đặc biệt bị chính phủ Campuchia gây sức ép không khởi tố thêm bị can nào khác. Đồng Thẩm phán điều tra Đức Siegfried Blunk chỉ trích tuyên bố của Cayley là vi phạm nội quy bí mật của Tòa đặc biệt.[60]
Tháng 3 năm 2012, Siegfried Blunk đột ngột từ chức do bị chính phủ Campuchia phản đối về lập trường tiếp tục truy tố Vụ án 003 và 004. Tuy ông khẳng định không bị chính quyền tác động nhưng "khả năng chịu đựng áp lực từ quan chức chính phủ để thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập luôn có thể bị hoài nghi, có thể khiến nghi ngờ luôn sự thanh liêm của toàn thể việc xét xử" Vụ án 003 và 004. Từ khi lên thay thẩm phán người Pháp Marcel Lemonde đã từ chức vào năm 2010, thẩm phán Blunk luôn là một nhân vật tranh cãi trong việc điều tra Vụ án 003 và 004.[61]
Việc Đồng Thẩm phán điều tra Quốc tế Laurent Kasper-Ansermet (Thụy Sĩ) từ chức đột ngột đặt ra nghi vấn về năng lực điều tra, truy tố các vụ án của Tòa đặc biệt như Vụ án 003 và 004.[62]
Cũng có nhiều cáo buộc tương tự về sức ép từ chính quyền trong Vụ án 004 liên quan tới cựu chỉ huy trung cấp Im Chaem, Ta Ann và Ta Tith. Chaem là chủ một trại cưỡng bức lao động cho một dự án thủy lợi khổng lồ ở Preah Net Preah, Ta Ann và Ta Tith thì giám sát những vụ thảm sát trong trại. Kể từ đó, Ta Tith đã trở thành một doanh nhân giàu có, Im Chaem thì lên làm xã trưởng ở Quận Anlong Veng, càng dấy lên nghi vấn rằng chính quyền sẽ buộc Tòa đặc biệt phải đình chỉ truy tố nếu cả ba người cùng hầu tòa.[63]
Ngay từ tháng 11 năm 2010, Ban Hỗ trợ Bào chữa đã cố chỉ định luật sư bào chữa cho những bị cáo trong Vụ án 003 và 004.[17]
Phản ứng tại Campuchia
[sửa | sửa mã nguồn]Tòa đặc biệt được dư luận Campuchia ủng hộ rộng rãi. Nhờ các sáng kiến tiếp cận cộng đồng sâu rộng mà hơn 350.000 người đã quan sát hoặc tham gia vào việc xét xử của Tòa đặc biệt. Trong Vụ án 001, có 36.493 người quan sát phiên xét xử, kháng cáo. Trong Vụ án 002 là phiên tòa đầu tiên có nhiều bị cáo là lãnh đạo Khmer Đỏ, có 98.670 người quan sát phiên tòa kéo dài 212 ngày; ngoài ra, gần 67.000 người từ nông thôn đã đến xem các buổi chiếu phiên xét xử của Tòa đặc biệt.[64] Tòa đặc biệt cũng tạo điều kiện cho giới trẻ tham gia vào việc xét xử bằng cách giáo dục họ về phiên tòa.[64] Theo một cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu Cộng hòa Quốc tế, 67% số người phản hồi "rất tán thành" xét xử các lãnh đạo hàng đầu của chế độ Khmer Đỏ.[65] Trong một cuộc khảo sát gần đây hơn của Đại học California tại Berkeley thì 83% số người phản hồi đồng ý rằng Tòa đặc biệt nên có vai trò truy cứu trách nhiệm những hành vi phạm tội của chế độ Khmer Đỏ.[66] Cuộc khảo sát cũng kết luận nhận thức về Tòa đặc biệt đã tăng trong khoảng thời gian 2008-2010.
Chỉ trích
[sửa | sửa mã nguồn]Tòa đặc biệt đã bị chỉ trích nhiều lần, ví dụ như sau khi Tòa đặc biệt đình chỉ điều tra, truy tố Vụ án 003 và 004. Dư luận quốc tế cho rằng lý do là chính phủ Campuchia không muốn xét xử những thành viên Khmer Đỏ đã thay đổi hàng ngũ theo chính phủ vào cuối xung đột.
Hơn nữa, Tòa đặc biệt còn bị chỉ trích vì lãng phí nguồn tài chính. Liên Hợp Quốc và chính phủ Campuchia tài trợ kinh phí hoạt động của Tòa đặc biệt. Từ năm 2006 đến năm 2012, Tòa đặc biệt có ngân sách 173,3 triệu đô la Mỹ mà Campuchia góp 42,1 triệu đô la Mỹ, Liên Hợp Quốc góp 131,2 triệu đô la Mỹ. Năm 2013, Campuchia góp 9,4 triệu đô la Mỹ, Liên Hợp Quốc góp 26 triệu đô la Mỹ, tổng cộng là 35,4 triệu đô la Mỹ.[64] Như vậy, Tòa đặc biệt đến năm 2014 đã tốn hơn 200 triệu đô la Mỹ mà chỉ xét xử xong một vụ án trong khoảng thời gian đó.[67] Nhiều nước yêu cầu thành lập một ủy ban độc lập để xem xét những thất bại của Tòa đặc biệt và đề nghị những nước như Nhật Bản, Đức, Pháp, Hoa Kỳ và Anh ngưng tài trợ Tòa đặc biệt cho đến khi hoạt động của Tòa đặc biệt được minh bạch, độc lập hơn.[68]
Tòa đặc biệt cũng bị chỉ trích vì từ chối thụ lý đơn đăng ký làm nạn nhân. Một nạn nhân xin tham gia Vụ án 003 bị từ chối vì thẩm phán cho rằng tổn thương tâm lý của cô "khả năng cao là không đúng" và dùng định nghĩa hẹp của "nạn nhân trực tiếp" mà cho rằng cô là nạn nhân gián tiếp trong vụ án. Tổ chức Sáng kiến Công lý Xã hội Mở yêu cầu Liên Hợp Quốc điều tra hoạt động xét xử của Tòa đặc biệt. Một nhóm quan sát viên của tổ chức này khẳng định việc xét xử gần đây "không đáp ứng yêu cầu cơ bản hay theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, thậm chí còn không tuân thủ chính án lệ pháp của tòa".[69] Cuối tháng 2 năm 2012, Tòa đặc biệt yêu cầu thêm 92 triệu đô la Mỹ để chi trả cho hoạt động trong năm 2012 và 2013.[70]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Các vụ thảm sát dưới chế độ Cộng sản
- Tòa án Cách mạng Nhân dân (Campuchia) - phiên tòa vắng mặt của Pol Pot và Ieng Sary tại chính quyền Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Campuchia
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Introduction to the ECCC”. Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
- ^ “Why are we having trials now? How will the Khmer Rouge Trials benefit the people of Cambodia?”. Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
- ^ “A/RES/57/228B” (PDF). ngày 2 tháng 5 năm 2003. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Judges sworn in for Khmer Rouge”. BBC News. ngày 3 tháng 7 năm 2006.
- ^ Lesley, Elena (ngày 23 tháng 6 năm 2009). “Robert Petit resigns”. The Phnom Penh Post. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2018.
- ^ “Andrew T. Cayley appointed as new international Co-Prosecutor”. Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2018.
- ^ “Office of the Co-Investigating Judges”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2011.
- ^ a b “Judicial Chambers”. Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2018.
- ^ “Judicial Chambers”. Extraordinary Chambers in the Court of Cambodia. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2018.
- ^ “Office of the Co-Prosecutors - Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia”. www.eccc.gov.kh (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2018.
- ^ a b “Office of Co-Investigating Judges - Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia”. www.eccc.gov.kh (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2018.
- ^ “Defence Support Section”. ECCC.
- ^ “Legacy”. ECCC. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2020.
- ^ Bialek, Tessa (Summer 2011). “Legacy at the Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia: Research Overview” (PDF). Documentation Center of Cambodia. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2020. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ Valabhji, Nisha; Abbott, Rupert; Heenan, James & Staggs-Kelsall, Michelle (ngày 3 tháng 8 năm 2011). “ECCC Legacy Should be to Empower Youth”. Cambodia Daily.
- ^ Kozlovski, Mary (tháng 6 năm 2012). “Bringing the Khmer Rouge to Justice”. Global Insight. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2020.
- ^ a b Upholding international standards: Defence Support Section appoints counsel to represent the interests of the suspects in cases 003 and 004, Rupert Abbott, DSS Officer-in-Charge, ngày 30 tháng 11 năm 2010.
- ^ “CJA: The Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia”. Center for Justice and Accountability. ngày 26 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Victims Support”. ECCC. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
- ^ “Victims Support Section”. ECCC. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
- ^ “Germany Provides €1.2 Million to the Victims Support Section of the Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia (ECCC)”. ECCC. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
- ^ “Office of Administration”. ECCC. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
- ^ “Budget and Finance”. ECCC. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
- ^ “Court Management Section”. ECCC. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
- ^ “General Services”. ECCC. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
- ^ “Information and Communication Technology”. ECCC. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
- ^ “Personnel”. ECCC. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
- ^ “Public Affairs Section”. ECCC. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
- ^ “Security & Safety”. ECCC. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
- ^ “NS/RKM/1004/006: Law on the Establishment of the Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia for the Prosecution of Crimes Committed During the Period of Democratic Kampuchea” (PDF). ECCC. ngày 27 tháng 10 năm 2004. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2011.
- ^ a b c d McKirdy, Euan (ngày 7 tháng 8 năm 2014). “Top Khmer Rouge leaders found guilty of crimes against humanity, sentenced to life in prison”. CNN. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Victims Participation”. Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2014.
- ^ Sun Narin (ngày 4 tháng 3 năm 2017). “No justice without remembering”. D+C, development and cooperation. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2017.
- ^ 001/ngày 18 tháng 7 năm 2007/ECCC/SC: Summary of Appeal Judgment (PDF). ECCC. ngày 3 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
- ^ 002/ngày 14 tháng 8 năm 2006: Closing order indicting Kaing Guek Eav alias Duch (PDF). ECCC. ngày 8 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2011.
- ^ a b c d 002/ngày 19 tháng 9 năm 2007: Closing Order (PDF). ECCC. ngày 15 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2011.
- ^ 28 tháng 3 năm 2013%2014:29/E270_1_EN.PDF “002/ngày 19 tháng 9 năm 2007: Termination of the Proceedings against the Accused Ieng Sary” Kiểm tra giá trị
|url=
(trợ giúp) (PDF). ECCC. ngày 14 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2013.[liên kết hỏng] - ^ “Accused Persons: Kaing Guek Eav”. Cambodia Tribunal Monitor. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012.
- ^ Carmichael, Robert (ngày 14 tháng 7 năm 2009). “Cambodian genocide trial hears from S21 interrogator” (PDF). ABC News. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
- ^ Gée, Stéphanie (ngày 16 tháng 7 năm 2009). “Mam Nay, Duch's former deputy: amnesia and serious accommodation with truth”. Khmernz.blogspot.com. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Case 001”. ECCC. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012.
- ^ Vlasic, Mark (ngày 13 tháng 3 năm 2012). “Life for Comrade Duch, a milestone for international justice”. The Guardian.
- ^ a b “Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia”. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2012.
- ^ “FACTBOX: Nuon Chea, Pol Pot's right-hand man”. Reuters. ngày 19 tháng 9 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2020.
- ^ “Trial Proceedings: 002”. Cambodia Tribunal Monitor.
- ^ “Former Khmer Rouge leader denies role in genocide”. The New York Times. ngày 19 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012.
- ^ “Top Khmer Rouge leaders guilty of crimes against humanity”. BBC News. ngày 7 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b “Khmer Rouge leaders found guilty of Cambodia genocide”. BBC News. ngày 16 tháng 11 năm 2018.
- ^ “Accused Persons: Ieng Sary”. Cambodia Tribunal Monitor. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012.
- ^ “Case 002: Ieng Sary”. Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012.
- ^ “Ieng Sary, Khmer Rouge Leader Tied to Genocide, Dies at 87”. The New York Times. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013.
- ^ “Accused Persons: Ieng Thirith”. Cambodian Tribunal Monitor. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012.
- ^ "Ex-official of Khmer Rouge and wife arrested for crimes against humanity", Associated Press (International Herald Tribune), ngày 12 tháng 11 năm 2007.
- ^ “Indicted Persons: Ieng Thirith”. Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012.
- ^ http://www.straitstimes.com/asia/se-asia/khmer-rouge-first-lady-ieng-thirith-dies-cambodia-tribunal
- ^ a b “Khieu Samphan”. Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
- ^ Crothers, Lauren. “Cambodian judges against arresting war crimes suspect”. videonews.us. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2015.
- ^ “Cambodia war crimes judge threatens suit against prosecutor”. GMT. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Recent Developments at the Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia” (PDF). Open Society Foundations. tháng 6 năm 2011. tr. 2–3, 15, 29. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
- ^ Eckel, Mike (ngày 18 tháng 5 năm 2011). “Judges Rap Prosecutor at Khmer Rouge Trial”. Yahoo! News. Associated Press. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Under-fire German judge quits Cambodia tribunal”. BBC News. ngày 10 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2012.
- ^ Sothanarith, Kong. “Surprise Resignation of Judge Adds to Tribunal Woes”. Voice of America. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2012.
- ^ Ferrie, Jared (ngày 24 tháng 7 năm 2011). “Khmer Rouge crimes in legal limbo”. The National. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b c “Information for Media | Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia”. ECCC. ngày 30 tháng 7 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Survey of Cambodian Public Opinion, January 27 – ngày 26 tháng 2 năm 2008” (PDF). International Republican Institute. tr. 44. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2012.
- ^ Phuong Pham; Patrick Vinck; Mychelle Balthazard; Sokhom Hean. “After the First Trial – A Population-Based Survey on Knowledge and Perception of Justice and the Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia” (PDF). Human Rights Centre, University of California Berkeley, School of Law. tr. 26. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2012.
- ^ Campbell, Charlie (ngày 14 tháng 2 năm 2014). “Cambodia's Khmer Rouge Trials Are a Shocking Failure”. Time. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
- ^ Adams, Brad (ngày 23 tháng 11 năm 2011). “Khmer Rouge trial is failing Cambodian victims of Pol Pot's regime”. The Guardian. London.
- ^ “Cambodia's Khmer Rouge Tribunal Draws New Criticisms”. Voice of America. ngày 25 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2013.
- ^ Khemara, Sok (ngày 24 tháng 2 năm 2012). “Khmer Rouge Tribunal Seeks More Money for Controversial Cases”. Voice of America. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2013.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Website chính thức – Tòa đặc biệt Tòa án Campuchia
- Trang chính thức Hiệp trợ Liên hợp Quốc Phiên tòa Khmer Đỏ
- The Khmer Rouge Trial Task Force
- Cambodia Tribunal Monitor
- Khmer Rouge Tribunal Updates từ Genocide Watch
- The Cambodian Genocide Project
- General ECCC Watch/ECCC Reparations Process Watch
- Flickr photostream of the Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia
- "Justice Denied" by Douglas Gillison, Foreign Policy, 23 tháng 11 năm 2011 của Tom Fawthrop tái bản từ The Diplomat
- Chú thích lịch sử tố tụng cùng tư liệu âm thanh hình ảnh về Hiệp định giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Hoàng gia Cao Miên về truy tố theo luật Cao Miên các tội phạm phải trong thời kỳ Cao Miên Dân chủ tại Historic Archives of the United Nations Audiovisual Library of International Law