Kho Tàng Di Sản Văn Hóa: Tranh Dân Gian Việt Nam

Kho Tàng Di Sản Văn Hóa: Tranh Dân Gian Việt Nam

Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, đã từng có thời gian phát triển rất mạnh mẽ, ngày nay nó có phần giảm sút nhưng vẫn được giữ gìn bảo tồn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về kho tàng di sản văn hóa: tranh dân gian Việt Nam qua bài viết bên dưới đây nhé!

Tranh dân gian là gì?

tranh-dan-gian-viet-nam
Tranh dân gian là gì?

Tranh dân gian là những tác phầm được sáng tác phục vụ đời sống văn hóa tinh thần nhân dân được lưu truyền qua từng thế hệ. Tranh dân gian có nhiều dòng khác nhau nhưng nhìn chung được dựng hình theo kiểu lấy các nét khoanh, lấy các mảng màu và bao lại toàn hình. Hàu hết tranh được vẽ thep quan niệm “sống” hơn “giống”. Các thành phần trong tranh không có một điểm nhìn cố định mà được thiết kế để có thể quan sát di động, từ nhiều góc khác nhau.

Khác với các tác phẩm tranh nghệ thuật hiện đại được sản xuất bởi số ít người và mẫu mã khác nhau. Tranh dân gian Việt Nam thường được in với số lượng lớn với cùng một nguyên mẫu để phục vụ tất cả mọi người. Tranh được in hoặc vẽ trực tiếp lên giấy, loại giấy phổ biến thường dùng là giấy dó. Đặc điểm giấy này có độ bền rất cao, mà lại xốp nhe, không nhòe khi viết, ít mối mọt hoặc giòn gãy, ẩm nát. Giấy dó giúp các bức tranh không ẩm mốc, trường tồn cùng thời gian.

Đọc thêm: Dân gian là gì

Các dòng tranh dân gian Việt Nam nổi tiếng

tranh-dan-gian-viet-nam
Các dòng tranh dân gian Việt Nam nổi tiếng

Mỗi dòng tranh dân gian Việt Nam đều có những đặc trưng riêng, hãy cùng phân biệt chúng trong nội dung dưới đây.

Tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ có nguồn gốc nghề làm tranh từ xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tranh có một thời hưng thịnh, kéo dài từ cuối thế kỷ 17 đến nửa thế kỷ 19. Tranh Đông Hồ đến ngày nay vẫn duy trì, tồn tại, từ tranh vẽ đến tranh in thủ công đều mang một phong cách riêng. Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ được công nhận là Di sản văn hóa phí vật thể cấp Quốc gia.

Thực ra dòng tranh này được in từ các bản gỗ khắc nhằm phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền thời xưa. Người mua tranh chủ yếu là nông dân, bất kể tầng lớp đều mua tranh về dán tường, hết năm lại bỏ dùng tranh mới.

Có 5 chủ đề cho tranh Đông Hồ: tranh thờ, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt và tranh bộ theo tích truyện.

Tranh Hàng Trống

Tranh dân gian Hàng Trống là một trong những dòng tranh độc đáo, kết tinh nhiều giá trị thẩm mỹ, tinh thần, tín ngưỡng. Gọi là tranh Hàng Trống bởi nơi làm dòng tranh này chủ yếu là phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa, thuộc huyện Thọ Xương, nay là quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Dòng tranh Hàng Trống có 2 chủ đề chính: tránh thờ và tranh tết.

Tranh Hàng Trống sử dụng kỹ thuật nửa in, nửa vẽ. Được in một lần bản nét, sau đó người nghệ nhân thể hiện bằng việc tô màu, tạo sóng bằng bút lông. Chiếc bút lông trên tay nghệ nhân đã tạo nên được độ đậm nhạt khác nhau giữa nét vẽ và các gam màu.

Tranh Kim Hoàng

Là dòng tranh dân gian Việt Nam nổi tiếng ở miền Bắc thuộc làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Dòng tranh Kim Hoàng đã thất truyền từ năm 1945, hiện chỉ còn vài ván in tranh được lưu trữ tại Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam.

Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỷ mỉ hơn tranh Đông Hồ, màu sắc tươi như tranh Hàng Trống. Màu tranh Kim Hoàng dùng mực tàu, trắng là thạch cao, phấn, chàm, xanh chàm từ mực tàu hòa với nước chàm. Giấy in dùng màu đỏ, giấy hồng, điều, giấy tàu vàng.

Tranh làng Sình

Làng Sinh nằm ven bờ Nam hạ lưu sông Hương, nổi tiếng về làm tranh thờ in ván khắc. Giấy in tranh là giấy mộc, màu trước kia lấy màu tự nhiên, sau là phẩm hóa học gồm các màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh, đen.

Tranh làng Sinh có 50 đề tài khác nhau, phản ánh tín ngưỡng cổ sơ, tư tưởng của người Việt cổ. Tranh thường được đốt đi sau khi lễ cúng xong, vì tranh thế mạng hình nhân.

Ý nghĩa các dòng tranh dân gian Việt Nam

Các dòng tranh có nội dung hình thức biểu đạt phong phú, miêu tả chân thực cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất đời thường trong mỗi quan hệ giữa người với người, và giữa người với thiên nhiên thể hiện tính nhân quả cầu an, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài.

Nhiều bức tranh thể hiện niềm khát khao được hạnh phúc, ấm no, ước nguyện, trồng cây thì cây tốt, chăn nuôi thì sinh xôi như tranh đám cưới chuột, tranh đàn lợn, hứng dừa, tứ quý, hoa lá, chim muông,…

>>> Xem thêm: Các món bánh dân gian dễ làm

Tranh dân gian Việt Nam quả là phong phú và dùng cho nhiều mục đích. Trải qua nhiều thế kỷ, các dòng tranh có dòng đã thất truyền, có dòng vẫn sống mãnh liệt. Trên đây là các dòng tranh dân gian mà chúng tôi giới thiệu để các bạn trẻ hiểu thêm về đất nước.

Rate this post

hanhthuy