Văn hóa tiểu thương Hồng Kông
Tiểu thương ở Hồng Kông (tiếng Trung: 小販; bính âm: xiǎo fàn; Việt bính: siu2 faan5; Hán-Việt: tiểu phiến) là những người bán thức ăn đường phố và hàng hóa giá rẻ. Họ có mặt ở các khu đô thị và tương tự là các thị trấn mới, mặc dù các quận nhất định như Vượng Giác (Mong Kok), Thâm Thủy Phụ (Sham Shui Po) và Quan Đường (Kwun Tong) vốn nổi tiếng với sự tập trung dày đặc các tiểu thương buôn bán tấp nập.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Những năm 1940–1960: Dòng người di cư từ vùng nông thôn Trung Quốc đại lục
[sửa | sửa mã nguồn]Trong khoảng những năm 1940-1960, có một làn sóng ồ ạt những người di cư từ các vùng nông thôn Trung Quốc đại lục chạy sang Hồng Kông do sự bất ổn chính trị tại Trung Quốc lúc này (hệ quả từ Nội chiến Quốc-Cộng và Cách mạng Văn hóa) cũng như là nạn đói. Nhiều người trong số những dân di cư này không được đào tạo tay nghề và không có học thức, nên đã trở thành những người bán hàng rong để kiếm sống với chi phí đầu tư thấp, hàng ngày bán những nhu yếu phẩm như thức ăn và quần áo cho những người thuộc tầng lớp công nhân.[1][2]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Tiểu thương (nói chung)
- Ẩm thực đường phố Hồng Kông
- Chợ Tết
- Văn hóa cao bồi - dạng văn hóa tương tự của Mỹ
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Ma Kwok Ming. (năm 2009) Roadside Political Economy 路邊政治經濟學新編(Ed.). Hồng Kông. HK: Step Forward Multi Media Co Ltd. Tr. 83
- ^ Leung Yin Ling. (tháng 7 năm 2011). Disappearing of Itinerant Hawker Culture 消失中的小販文化 [Sự biến mất của văn hóa tiểu thương]. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2015 từ liên kết http://www.ln.edu.hk/mcsln/25th_issue/feature_01.shtml Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Văn hóa tiểu thương Hồng Kông. |