Bước tới nội dung

Chính phủ Pháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chính phủ Cộng hòa Pháp
Gouvernement de la République française Government of the French Republic
Tổng quan Chính phủ
Thành lập1958 (Đệ ngũ Cộng hòa)
Nhà nướcCộng hòa Pháp
Lãnh đạoThủ tướng
Bổ nhiệm bởiTổng thống Cộng hòa
Tổ chức chínhHội đồng Bộ trưởng
Chịu trách nhiệm trướcQuốc hội
Trụ sởHôtel Matignon
Paris
Websitehttp://www.gouvernement.fr
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Pháp

Chính phủ Cộng hòa Pháp (tiếng Pháp: Gouvernement de la République française, tiếng Anh: Government of the French Republic) hay Chính phủ Pháp, là cơ quan điều hành ngành hành pháp tại Cộng hòa Pháp. Chính phủ này bao gồm Thủ tướng, là người đứng đầu chính phủ, và Bộ trưởng phụ trách và Bộ trưởng cao cấp. Bộ trưởng cao cấp còn được gọi là Bộ trưởng (tiếng Pháp: Ministres), và Bộ trưởng phụ trách thì được gọi bằng Thư ký Nhà nước hay Quốc vụ khanh (tiếng Pháp: Secrétaires d'État). Một cơ quan điều hành bé hơn nhưng với quyền lực lớn hơn là Hội đồng Bộ trưởng (tiếng Pháp: Conseil des ministres) chỉ gồm Bộ trưởng cao cấp, mặc dù Bộ trưởng phụ trách có thể tham dự phiên họp. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tiếng Pháp: Président du Conseil des ministres) do Tổng thống nắm giữ, không giống với Chính phủ do Thủ tướng lãnh đạo.

Thành phần

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả thành viên trong Chính phủ đều được Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng. Các thành viên Chính phủ được phân cấp theo thứ hàng và được bổ nhiệm cùng lúc tại thời điểm Chính phủ thành lập. Theo hạng phân cấp, Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, được Tổng thống Cộng hòa đề cử. Sau khi trở thành Thủ tướng, ứng viên Thủ tướng phải gửi danh sách thành viên Chính phủ cho Tổng thống xét duyệt, Tổng thống có thể phê chuẩn hoặc từ chối các chức danh. Các chức danh được phân cấp theo tầm quan trọng:

  • Thứ 2 Chính phủ (tiếng Pháp: Numéro deux du gouvernement français): chức vụ đứng sau Thủ tướng trong Chính phủ, có quyền hạn trong chính phủ và một số Bộ kiêm nhiệm. Chức vụ tương đương Phó Thủ tướng.
  • Bộ trưởng Nhà nước (tiếng Pháp: ministres d'État): hàm Bộ trưởng cao cấp nhất, và là thành viên Hội đồng Bộ trưởng. Chức vụ mang tính chất danh dự được trao cho một số Bộ trưởng để thể hiện sự uy tín và trách nhiệm. Chức vụ có thể tham dự các phiên họp liên ngành mà chỉ Thủ tướng mới có đặc quyền. Tại phiên họp Hội đồng Bộ trưởng có thể đưa ra ý kiến của mình mà không liên quan đến Bộ đang nắm giữ.
  • Bộ trưởng Cao cấp (tiếng Pháp: ministres): Chức vụ đứng đầu một Bộ, bao quát công việc chung của Bộ phụ trách, có thể gồm một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Bộ trưởng Chuyên trách (tiếng Pháp: ministres délégués): Chức vụ thấp hơn hàm Bộ trưởng Cao cấp, chỉ phụ trách một hoặc một số lĩnh vực được Bộ trưởng Cao cấp hoặc Thủ tướng ủy quyền. Chức vụ thường thuộc thẩm quyền của một Bộ trưởng Cao cấp nhưng đôi khi báo cáo trực tiếp cho Thủ tướng.
  • Quốc vụ khanh (tiếng Pháp: secrétaires d'État): hay còn gọi là Thư ký Nhà nước, hàm Bộ trưởng phụ trách, là chức vụ thấp nhất trong phân cấp Chính phủ. Quốc vụ khanh làm việc trực tiếp dưới quyền Bộ trưởng hoặc Thủ tướng. Quốc vụ khanh không phải thành viên của Hội đồng Bộ trưởng nhưng họ có thể tham dự nếu vấn đề thảo luận liên quan đến nhiệm vụ của họ.
  • Cao ủy (tiếng Pháp: hauts commissaires): chức vụ được thành lập cho Cao ủy Liên minh đoàn kết tích cực chống đói nghèo của Pháp trong Chính phủ của Thủ tướng Fillon (2007-2010). Chức vụ hiện tại không có.

Quyền hạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Điều 20 Hiến pháp Pháp quy định về quyền hạn và chức năng của Chính phủ:

Điều 20

  1. Chính phủ xây dựng và thực hiện chính sách quốc gia.
  2. Chính phủ nắm giữ, điều hành hệ thống hành chính và các lực lượng vũ trang.

Chính phủ có quyền xây dựng dự thảo luật và đệ trình Nghị viện thảo luận thông qua. Tất cả các quyết sách của Chính phủ đều được công khai trên Công báo hàng ngày. Tất cả các dự thảo và một số nghị định cần phải được Hội đồng Bộ trưởng chấp thuận. Và hơn thế Hội đồng Bộ trưởng xác định định hướng chính trị và chính sách chung cho Chính phủ, và đưa ra các bước để tiến hành thực hiện theo định hướng đó. Ngoài việc thực hiện quyền hành pháp, Chính phủ còn phải chịu trách nhiệm bảo vệ đất nước và chỉ đạo hoạt động của quân đội. Chính phủ Pháp hoạt động dựa theo nguyên tắc cộng trị (Collégialité).

Phiên họp

[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên họp của Chính phủ diễn ra ngày thứ 4 hàng tuần tại điện Elysee do Tổng thống chủ trì thúc đẩy đoàn kết về cộng trị trong Chính phủ. Nhưng hầu hết công việc của Chính phủ thực hiện tại nơi khác. Được thực hiện tại mỗi bộ riêng. Mỗi bộ có Văn phòng riêng được gọi là Nội các Bộ (Cabinet ministériel) có khoảng 10-20 thành viên. Thành viên Nội các Bộ giúp Bộ trưởng vận hành Bộ. Thành viên Nội các Bộ là nhân vật quyền lực trong Chính phủ,đồng thời làm việc trong lĩnh vực hành pháp và chính trị. Các hệ thống phân cấp trong Nội các Bộ do Bộ trưởng xác định. Đại diện một số Bộ được thành lập thành nhóm công tác với nhiệm vụ giám sát các cuộc họp liên Bộ và để đảm bảo công việc của Chính phủ được thực hiện hiệu quả.

Ngân sách

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ chịu trách nhiệm về chính sách kinh tế và tài chính của Cộng hòa Pháp, được uỷ quyền cho tất cả các chi phí thực hiện của từng Bộ, và cũng quản lý tất cả doanh thu. Chi phí này được thực hiện thông qua "luật tài chính" (tiếng Pháp: Loi des Finances). Mỗi Bộ trưởng phải chuẩn bị một danh sách các yêu cầu đối với các quỹ hàng năm, và nộp cho Bộ Ngân sách. Bộ này quyết định cấp phép hoặc từ chối yêu cầu xin tài trợ của các Bộ trưởng. Bộ cũng tính toán ngân sách nhà nước cho các năm tới. Quốc hội bỏ phiếu cho tất cả các khoản tài trợ của luật tài chính.

Danh sách các Bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Bộ
Tên Thành lập Cơ quan thuộc thẩm quyền Huy hiệu
Tiếng Việt Tiếng Pháp Cơ quan Thư ký Cơ quan hành pháp
Thủ tướng Premier ministre 4/10/1958
  • Tổng Thư ký Chính phủ
  • Tổng Thư ký các vấn đề châu Âu
  • Tổng Thư ký Quốc phòng và An ninh
  • Tổng thư ký Biển
  • Tổng Thư ký hiện đại hóa chính sách công
  • Tổng cục hành chính và dịch vụ dân sự
Bộ Ngoại giao và Phát triển quốc tế Ministre des Affaires étrangères et du Développement international 1547
  • Tổng Thư ký Bộ Ngoại giao
  • Tổng cục Chính trị và an ninh
  • Ban EU
  • Tổng cục toàn cầu hóa, phát triển và hợp tác
  • Tổng cục hành chính và hiện đại hóa
Bộ Giáo dục quốc gia, Đại học và Nghiên cứu Ministère de l'Éducation nationale, de l'Enseignement supérieur et de la recherche 1828
  • Tổng Thư ký Bộ Giáo dục quốc gia, Đại học và Nghiên cứu
  • Tổng cục giáo dục trường học
  • Tổng cục giáo dục trên đại học và chuyên nghiệp
  • Tổng cục nghiên cứu và đổi mới
Bộ Tư pháp Ministère de la Justice 1551
  • Tổng Thư ký Bộ Tư pháp
  • Cục Dịch vụ Tư pháp
  • Cục Dân chính và con dấu
  • Cục Hình sự và Ân xá
  • Cục quản lý Nhà tù
  • Cục bảo vệ Tư pháp của thanh niên
Bộ Tài chính và Ngân sách công Ministère des Finances et des Comptes publics 1561
  • Tổng Thư ký Bộ Tài chính và Kinh tế
  • Tổng cục Ngân khố (tài chính+kinh tế)
  • Tổng cục INSEE (tài chính+kinh tế)
  • Tổng cục cạnh tranh, vấn đề tiêu dùng, phòng chống gian lận (kinh tế)
  • Cục Ngân sách (tài chính)
  • Tổng cục Tài chính công (tài chính)
  • Tổng cục Hải quan và thuế gián tiếp (tài chính)
  • Tổng cục Năng lực cạnh tranh, Công nghiệp và Dịch vụ (kinh tế)
Bộ Kinh tế, Công nghiệp và kỹ thuật số Ministère de l'Économie, de l'Industrie et du Numérique 1561
Bộ Xã hội và Y tế Ministère des Affaires sociales et de la Santé 1920
  • Tổng Thư ký Bộ Xã hội
  • Tổng cục Y tế (y tế)
  • Tổng cục chăm sóc sức khỏe (y tế)
  • Tổng cục liên kết Xã hội (y tế+kinh tế)
  • Tổng cục Lao động (lao động)
Bộ Lao động, Việc làm và Đối thoại xã hội Ministère du Travail, de l'Emploi, de la Formation professionnelle et du Dialogue social 1906
Bộ Đô thị, Thanh niên và Thể thao Ministère de la Ville, de la Jeunesse et des Sports 2014
Bộ Nhà ở, bình đẳng vùng lãnh thổ và chính sách Nông thôn Ministère du Logement, de l'Égalité des territoires et de la Ruralité 2014
  • Tổng Thư ký Bộ sinh thái và phát triển bền vững
  • Tổng cục quy hoạch, nhà ở và tự nhiên (nhà ở+sinh thái)
  • Tổng cục năng lượng và khí hậu (sinh thái)
  • Tổng cục cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và biển (sinh thái)
  • Tổng cục hàng không dân dụng (sinh thái)
  • Tổng cục phòng ngừa rủi ro (sinh thái)
Bộ Sinh thái, phát triển bền vững và năng lượng Ministère de l'Écologie, du Développement durable et de l'Énergie 1830
Bộ Nội vụ Ministère de l'Intérieur 1790
  • Tổng Thư ký Bộ Nội vụ
  • Tổng cục Đoàn thể địa phương (nội vụ+phân cấp)
  • Tổng cục Cảnh sát quốc gia (nội vụ)
  • Tổng cục An ninh Nội địa (nội vụ)
  • Tổng cục Hiến binh quốc gia (nội vụ)
  • Tổng cục ngoại quốc tại Pháp (nội vụ)
  • Tổng cục An ninh dân sự và quản lý khủng hoảng (nội vụ)
  • Tổng cục Hải ngoại (hải ngoại)
Bộ Hải ngoại Ministère des Outre-mer 1710
Bộ Quốc phòng Ministère de la Défense 1589
  • Tổng Thư ký quản lý
  • Tổng Tham mưu trưởng Quốc phòng
  • Tổng cục Vũ khí
Bộ Văn hóa Ministère de la Culture 3/2/1959
  • Tổng Thư ký Bộ Văn hóa
  • Tổng cục Di sản
  • Tổng cục sáng tạo nghệ thuật
  • Tổng cục truyền thống và văn hóa kỹ thuật
Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Lâm nghiệp Ministère de l'Agriculture, de l'Agroalimentaire et de la Forêt 1836
  • Tổng Thư ký Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Lâm nghiệp
  • Tổng cục nông nghiệp, thực phẩm và vùng lãnh thổ
  • Tổng cục thực phẩm
  • Tổng cục Giáo dục và Nghiên cứu
Bộ Phi tập trung, Cải cách Nhà nước và Công chức Nhà nước Ministère de la Décentralisation et de la Fonction publique 1959

Chính phủ hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ hiện tại do Thủ tướng Édouard Philippe điều hành.

Cơ cấu trong Chính phủ hiện tại của Édouard Philippe:

Thủ tướng

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ Tên Đảng
Thủ tướng Édouard Philippe LR sau đó DVD[1]

Bộ trưởng Nhà nước

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ Tên Đảng
Bộ trưởng Nhà nước, Bộ trưởng Sinh thái và Đoàn kết François de Rugy LaREM

Bộ trưởng Cao cấp

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ Tên Đảng
Chưởng Ấn, Bộ trưởng Tư Pháp Nicole Belloubet DVG
Bộ trưởng Châu Âu và Ngoại giao Jean-Yves Le Drian PS sau đó DVG
Bộ trưởng Quốc phòng Florence Parly DVG
Bộ trưởng Đoàn kết và Y tế Agnès Buzyn Không đảng phái sau đó LaREM[2]
Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Bruno Le Maire LR[3] sau đó LaREM[4]
Bộ trưởng Lao động Muriel Pénicaud DVG sau đó LaREM[5]
Bộ trưởng Giáo dục Quốc gia và Thanh niên Jean-Michel Blanquer DVD sau đó LaREM[6]
Bộ trưởng Công vụ và Hành chính công Gérald Darmanin LR sau đó LaREM[7]
Bộ trưởng Nội vụ Christophe Castaner LaREM
Bộ trưởng Đại học, Nghiên cứu và Sáng tạo Frédérique Vidal Không đảng phái sau đó LaREM
Bộ trưởng Gắn kết các vùng lãnh thổ và Quan hệ với các Vùng lãnh thổ hải ngoại Jacqueline Gourault MoDem
Bộ trưởng Hải ngoại Annick Girardin PRG sau đó MR
Bộ trưởng Văn hóa Franck Riester
Bộ trưởng Nông nghiệp và Lương thực Didier Guillaume PS
Bộ trưởng Thể thao Roxana Maracineanu

Bộ trưởng Chuyên trách

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ Ủy quyền bởi Tên Đảng
Bộ trưởng phụ trách Quan hệ với Nghị viện Thủ tướng Marc Fesneau MoDem
Bộ trưởng phụ trách Giao thông Bộ trưởng Nhà nước, Bộ trưởng Sinh thái và Đoàn kết Élisabeth Borne LaREM[8]
Bộ trưởng phụ trách các Vùng lãnh thổ hải ngoại Bộ trưởng Gắn kết các vùng lãnh thổ và Quan hệ với các Vùng lãnh thổ hải ngoại Sébastien Lecornu
Bộ trưởng phụ trách Thành phố và Nhà ở Bộ trưởng Gắn kết các vùng lãnh thổ và Quan hệ với các Vùng lãnh thổ hải ngoại Julien Denormandie LaREM

Quốc vụ khanh

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ Ủy quyền bởi Tên Đảng
Quốc vụ khanh phát ngôn viên Chính phủ Thủ tướng Sibeth NDiaye LREM
Quốc vụ khanh phụ trách Bình đẳng giới và chống kỳ thị Thủ tướng Marlène Schiappa LREM
Quốc vụ khanh phụ trách Người khuyết tật Thủ tướng Sophie Cluzel Không đảng phái
Quốc vụ khanh Bộ trưởng Nhà nước, Bộ trưởng Sinh thái và Đoàn kết Brune Poirson LaREM
Quốc vụ khanh Bộ trưởng Nhà nước, Bộ trưởng Sinh thái và Đoàn kết Emmanuelle Wargon Không đảng phái
Quốc vụ khanh Bộ trưởng Châu Âu và Ngoại giao Jean-Baptiste Lemoyne LaREM
Quốc vụ khanh phụ trách Châu Âu vụ Bộ trưởng Châu Âu và Ngoại giao Amélie de Montchalin LaREM
Quốc vụ khanh Bộ trưởng Quốc phòng Geneviève Darrieussecq MoDem
Quốc vụ khanh Bộ trưởng Đoàn kết và Y tế Christelle Dubos LaREM
Quốc vụ khanh Bộ trưởng Đoàn kết và Y tế Adrien Taquet LaREM
Quốc vụ khanh phụ trách Kỹ thuật số Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính

Bộ trưởng Ngân sách công

Cédric O LaREM
Quốc vụ khanh Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Agnès Pannier-Runacher
Quốc vụ khanh Bộ trưởng Giáo dục Quốc gia và Thanh niên Gabriel Attal LaREM
Quốc vụ khanh Bộ trưởng Ngân sách công Olivier Dussopt PS sau đó DVG
Quốc vụ khanh Bộ trưởng Nội vụ Laurent Nuñez

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Article (sửa | talk | lịch sử | liên kết | theo dõi | nhật trình)
  2. ^ https://www.lemonde.fr/gouvernement-philippe/article/2017/10/24/le-grand-oral-d-agnes-buzyn_5205042_5129180.html. Đã bỏ qua tham số không rõ |titre= (gợi ý |title=) (trợ giúp); Chú thích có các tham số trống không rõ: |site=, |consulté le=, |langue=, và |auteur= (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp).
  3. ^ https://www.huffingtonpost.fr/2017/05/17/bruno-le-maire-nomme-ministre-les-republicains-ont-fait-le-cho_a_22095484/. Đã bỏ qua tham số không rõ |consulté le= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |titre= (gợi ý |title=) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |site= (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  4. ^ A.B. avec AFP, « Bruno Le Maire roule officiellement pour La République En Marche » sur 20 minutes, 24 septembre 2017
  5. ^ https://www.huffingtonpost.fr/2017/09/24/bruno-le-maire-est-adherent-den-marche_a_23220846/. Đã bỏ qua tham số không rõ |titre= (gợi ý |title=) (trợ giúp); Chú thích có các tham số trống không rõ: |site=, |consulté le=, |langue=, và |auteur= (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp).
  6. ^ http://www.lci.fr/replay/l-invite-politique-de-24h-pujadas-l-info-en-questions-du-31-octobre-2017-jean-michel-blanquer-ministre-de-l-education-nationale-2069023.html
  7. ^ Article (sửa | talk | lịch sử | liên kết | theo dõi | nhật trình)
  8. ^ “10 choses à savoir sur Elisabeth Borne, la ministre qui porte la réforme de la SNCF”. Truy cập 22 tháng 7 năm 2023.