Bước tới nội dung

Clifford Shull

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Clifford Shull
Sinh23.9.1915
Pittsburgh, Pennsylvania, Hoa Kỳ
Mất31.3.2001 (85 years)
Medford, Massachusetts
Quốc tịchHoa Kỳ
Trường lớpHọc viện Công nghệ Carnegie
Đại học New York
Nổi tiếng vìTán xạ neutron
Giải thưởngGiải Nobel Vật lý (1994)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý học
Nơi công tácPhòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge
Học viện Công nghệ Massachusetts

Clifford Glenwood Shull (23.9.1915 tại Pittsburgh, Pennsylvania, Hoa Kỳ – 31.3.2001 tại Medford, Massachusetts) là nhà vật lý người Mỹ đã đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1994 (chung với Bertram Brockhouse).

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh tại Pittsburgh, Pennsylvania và tốt nghiệp trung học ở trường "Schenley High School" tại Pittsburgh. Ông đậu bằng cử nhânHọc viện Công nghệ Carnegie và bằng tiến sĩĐại học New York. Trong Thế chiến thứ hai, ông làm việc cho Công ty Texas Company ở Beacon, New York; sau đó làm trong "Phòng thí nghiệm Clinton" (nay là Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge), và cuối cùng làm việc ở Học viện Công nghệ Massachusetts từ năm 1955 tới khi nghỉ hưu năm 1986.

Công trình nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]

Clifford Shull được trao Giải Nobel Vật lý năm 1994 chung với Bertram Brockhouse.[1] cho công trình tiên phong của ông trong tán xạ neutron, một kỹ thuật để tiết lộ vị trí các nguyên tử ở bên trong một vật liệu, giống như các viên đạn bắn thia lia tiết lộ nơi có những chướng ngại vật trong bóng tối.

Ông bắt đầu công trình tiên phong của mình từ năm 1946 ở nơi mà ngày nay là Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge. Shull đã hợp tác với Ernest Wollan, và trong 9 năm liên tiếp, họ khám phá cách sử dụng các neutron được sản xuất bởi các lò phản ứng hạt nhân để thăm dò cấu trúc nguyên tử của vật liệu. Theo ông thì vấn đề quan trọng nhất là xác định các vị trí của các nguyên tử hiđrô trong vật liệu.

Shull đã nghiên cứu tính chất cơ bản của chính neutron bằng kỹ thuật tán xạ. Ông cũng khởi xướng việc nghiên cứu nhiễu xạ neutron đầu tiên của vật liệu từ tính. Anthony Nunes, giáo sư Vật lý họcĐại học Rhode Island đã viết: "Nếu có một cha đẻ của việc tán xạ neutron ở Hoa Kỳ, thì đó chính là Giáo sư Shull"...

Giải thưởng và Vinh dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Các bài báo vinh danh Shull

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng mang tên Shull

[sửa | sửa mã nguồn]

Xuất bản phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Clifford G. Shull, co-winner of 1994 Nobel Prize in physics, is dead at 85”. MIT-News. Massachusetts Institute of Technology. ngày 2 tháng 4 năm 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2010. Professor Shull shared the 1994 Nobel Prize with Professor Bertram S. Brockhouse of McMaster University, Hamilton, Ontario, Canada.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]