Bình Trị Thiên
Bình Trị Thiên
|
||
---|---|---|
Tỉnh | ||
Tỉnh Bình Trị Thiên | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Bắc Trung Bộ | |
Tỉnh lỵ | Thành phố Huế | |
Phân chia hành chính | 1 thành phố, 2 thị xã, 11 huyện | |
Thành lập | 1975 | |
Giải thể | 1989 | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 16°27′44″B 107°35′06″Đ / 16,462134°B 107,585056°Đ | ||
| ||
Khác | ||
Biển số xe | 39, 40, 41, 42 | |
Bình Trị Thiên là một tỉnh cũ thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Tỉnh được thành lập vào năm 1975 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị với tỉnh Thừa Thiên. Đến năm 1989, tỉnh Bình Trị Thiên được chia tách thành ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế như ngày nay.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Tỉnh Bình Trị Thiên có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp tỉnh Nghệ Tĩnh
- Phía nam giáp tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng
- Phía đông giáp Biển Đông
- Phía tây giáp Lào.
Dân số tỉnh Bình Trị Thiên qua các năm | ||
---|---|---|
Năm | Dân số (người) | Diện tích (km²) |
1979 | 1.851.600 | 18.340 |
1981 | 1.941.000 | |
1984 | 2.020.500 |
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 245 quyết định hợp nhất ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh Bình Trị Thiên
Khi hợp nhất, tỉnh Bình Trị Thiên ban đầu có 23 đơn vị hành chính gồm: thành phố Huế (tỉnh lỵ), 2 thị xã Đông Hà, Đồng Hới và 20 huyện: A Lưới, Bố Trạch, Cam Lộ, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Hương Thủy, Hương Trà, Lệ Thủy, Minh Hóa, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Triệu Phong, Tuyên Hóa, Vĩnh Linh.
Theo Quyết định số 62-CP của Hội đồng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 11 tháng 3 năm 1977, các huyện được hợp nhất và các thay đổi như sau:
- Sáp nhập huyện Nam Đông và 2 xã: Vinh Xuân, Vinh Thanh của huyện Phú Vang vào huyện Phú Lộc
- Hợp nhất hai huyện Phú Vang (trừ 2 xã: Vinh Xuân, Vinh Thanh) và Hương Thủy thành huyện Hương Phú
- Hợp nhất ba huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà thành huyện Hương Điền
- Hợp nhất hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng thành huyện Triệu Hải
- Hợp nhất hai huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh thành huyện Lệ Ninh
- Hợp nhất ba huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ thành huyện Bến Hải
- Hợp nhất hai huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa (trừ 9 xã: Văn Hóa, Phù Hóa, Cánh Hóa, Tiến Hóa, Mai Hóa, Châu Hóa, Ngư Hóa, Cao Hóa và Quảng Hóa) thành huyện Tuyên Hóa mới
- Sáp nhập 9 xã: Văn hóa, Phù Hóa, Cánh Hóa, Tiến Hóa, Mai Hóa, Châu Hóa, Ngư Hóa, Cao Hóa và Quảng Hóa của huyện Tuyên Hóa vào huyện Quảng Trạch
- Sáp nhập xã Hướng Lập của huyện Vĩnh Linh vào huyện Hướng Hóa.[1]
Từ đó, tỉnh Bình Trị Thiên có tỉnh lỵ là thành phố Huế, 2 thị xã: Đông Hà, Đồng Hới và 11 huyện: A Lưới, Bến Hải, Bố Trạch, Hương Điền, Hướng Hóa, Hương Phú, Lệ Ninh, Phú Lộc, Quảng Trạch, Triệu Hải, Tuyên Hóa.
Ngày 30 tháng 6 năm 1989, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Bình Trị Thiên để tái lập tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế:
- Tỉnh Quảng Bình gồm thị xã Đồng Hới và 4 huyện: Bố Trạch, Lệ Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa.
- Tỉnh Quảng Trị có thành phố Đông Hà và 3 huyện: Bến Hải, Hướng Hóa, Triệu Hải.
- Tỉnh Thừa Thiên Huế có thành phố Huế và 4 huyện: A Lưới, Hương Điền, Hương Phú, Phú Lộc.[2]
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh qua các thời kỳ
[sửa | sửa mã nguồn]- Nguyễn Húng
- Bùi San (1977-1981)
- Vũ Thắng (1981-1985)
- Nguyễn Văn Lương (1985-1989).