Bước tới nội dung

de Havilland Canada DHC-6 Twin Otter

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
DHC-6 Twin Otter
1 máy bay DHC-6 Twin Otter của hãng hàng không WinAir hạ cánh tại St Barthelemy.
Kiểu Thủy phi cơ
Hãng sản xuất de Havilland Canada
Viking Air - (400 series)
Chuyến bay đầu tiên 20 tháng 5 năm 1965
Bắt đầu
được trang bị
vào lúc
1966
Được chế tạo 1965–1988 (Series 100-300)
2008–nay (Series 400)
Số lượng sản xuất 850+
Giá thành 7.000.000 USD[1]
Phát triển từ DHC-3 Otter
Phát triển thành de Havilland Canada Dash 7

de Havilland Canada DHC-6 Twin Otter là một máy bay vận tải của Canada được thiết kế nhằm có thể cất và hạ cánh bằng đường băng ngắn (STOL-Short Takeoff and Landing). DHC-6 có thể cất và hạ cánh từ mặt nước nên được xếp vào dạng Thủy phi cơ và được phát triển bởi tập đoàn hàng không de Havilland Canada và sản xuất bởi tập đoàn Viking Air. Nhờ khả năng cất-hạ cánh trên mặt nước nên DHC-6 chủ yếu phục vụ các chuyến bay biển. Máy bay được sử dụng trong cả mục đích dân sự như thực hiện các chuyến bay thương mại, dịch vụ hay chụp ảnh mỗi trường lẫn quân sự như các hoạt động tuần tra bờ biển,cứu thương chiến trường (MEDEVAC) và cả huấn luyện phi công.

Lịch sử phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc phát triển DHC-6 Twin Otter bắt đầu từ đầu năm 1964. Đến đầu năm 1965 thì nguyên bản DHC-6 đầu tiên ra đời, nó bay thử vào ngày 20 tháng 5 năm 1965. Ý định của các nhà thiết kế là thay thế chiếc máy bay DHC-3 Otter 1 động cơ Pratt & Whitney R-1340-S1H1-G Wasp công suất 448 kW bằng chiếc DHC-6 Otter 2 động cơ. Từ "Twin" trong tiếng Anh có nghĩa là "đôi" tức ta có thể hiểu phiên bản DHC-6 Twin Otter là phiên bản hiện đại hóa hoàn toàn của chiếc DHC-3 Otter sản xuất từ năm 1951. Đến năm 1966 thì máy bay chính thức được giới thiệu.

Trải qua 48 năm phát triển, dòng máy bay DHC-6 đã có nhiều phiên bản được ra đời mà phổ biến nhất là các phiên bản Series 100, Series 110, Series 200 và Series 300. Các Series 100-300 trang bị 2 động cơ Pratt & Whitney Canada PT6, chúng được sản xuất từ năm 1965-1988. Sau đó, dây chuyền sản xuất DHC-6 ngừng hoạt động.

Đến năm 2006, tập đoàn Viking Air tung ra thị trường phiên bản Series 400 được trang bị 2 động cơ Pratt & Whitney Canada PT6-34/35 cùng các thiết bị điện tử và hiện đại phục vụ các nhiệm vụ quân sự và tìm kiếm cứu nạn.Nó có thể thực hiện tốt cho các nhiệm vụ tuần tra trên biển. DHC-6 được trang bị radar và nó sẽ phát huy tốt khả năng tác chiến khi được phối hợp với các tàu ngầm. Phiên bản này đi vào sản xuất từ năm [cần dẫn nguồn] đến nay và hiện đang là phiên bản mới nhất.[2]

Biến thể

[sửa | sửa mã nguồn]
DHC-6 Series 100
DHC-6 Series 110
DHC-6 Series 200
DHC-6 Series 300
DHC-6 Series 300M
DHC-6 Series 310
DHC-6 Series 320
DHC-6 Series 300S
DHC-6 Series 400
CC-138
UV-18A
UV-18B [3][3]
UV-18C

Các quốc gia sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
Loganair Twin Otter thuộc British Airways Livery tại sân bay Barra (Scotland)

Các công ty tư nhân từng sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các hãng hàng không

[sửa | sửa mã nguồn]
 Algeria
 Antigua and Barbuda
 Úc
 Canada
 Cape Verde
 Cayman Islands
 Chile
 Trung Quốc
 Colombia
 Cộng hòa Congo
 Costa Rica
 Croatia
 Djibouti
 Dominican Republic
Hãng hàng không East African Community
 Phần Lan
 Fiji
 Pháp
 Hy Lạp
 Greenland
 Guyana
 Iceland
 Indonesia
 Iran
 Israel
 Jamaica
 Kenya
 Lào
 Madagascar
 Malaysia
 Maldives
 Mali
 Malta
  • Hãng hàng không Harbourair (Malta)
 Mauritius
   Nepal
 Netherlands Antilles
 New Zealand
 Na Uy
 Pakistan
 Panama
 Papua New Guinea
 Bồ Đào Nha
 Puerto Rico
 São Tomé and Príncipe
 Seychelles
 Solomon Islands
 Sri Lanka
 Suriname
 Turkey
 Turks and Caicos Islands
 Thụy Điển
 Anh Quốc
 Hoa Kỳ
 United States Virgin Islands
 Vanuatu
 Venezuela
 Yemen

Quân sự và lực lượng an ninh

[sửa | sửa mã nguồn]
DHC-6 cất cánh từ 1 đường bay sỏi gần Sila Lodge (Công viên Quốc gia Ukkusiksalik, Nunavut, Canada)
 Afghanistan
 Argentina
 Úc
 Bénin
 Canada
 Chile
 Colombia
 Ecuador
 Ethiopia
 Pháp
 Haiti
 Jamaica
 Malaysia
 México
   Nepal
 Nicaragua
 Na Uy
 Panama
 Philippines
 Paraguay
 Perú
 Sudan
 Thụy Sĩ
 Uganda
 Hoa Kỳ
Việt Nam

Thông số kỹ thuật (DHC-6 Twin Otter)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản vẽ 3 chiều của 1 chiếc de Havilland Canada DHC-6 Twin Otter.
Bản vẽ 3 chiều của 1 chiếc de Havilland Canada DHC-6 Twin Otter.

Nguồn:"Twin Otter Series 400." Viking. Retrieved: ngày 16 tháng 6 năm 2012.

DHC-6 Series 100 DHC-6 Series 300 DHC-6 Series 400
Tổ lái 1-2
Số ghế 19 20
Chiều dài 51 ft 9 in (15,77 m)
Sải cánh 65 ft 0 in (19,8 m)
Diện tích cánh 420 foot vuông (39 m2)
Khối lượng rỗng 5.850l lb
(2.653 kg)
7.415l lb
(3.363 kg)
6.880 lb
(3.121 kg)
Chiều cao 19 ft 4 in (5,9 m)
Trọng lượng cất cánh tối đa 10,500 lb
(4.763 kg)
12.500 lb
(5.670 kg)
Trọng lượng hạ cánh tối đa 10,500 lb
(4.763 kg)
12.300 lb
(5.579 kg)
Vận tốc tối đa 160 hải lý/giờ (297 km/h khi tuần tra biển) 170 hải lý/giờ (314 km/h khi tuần tra biển)
Vận tốc ổn định 150 hải lý/giờ (278 km/h khi tuần tra biển)
Vận tốc hành trình 58 hải lý/giờ (107 km/h khi tuần tra biển) (khi hạ cánh)
Tầm hoạt động 771 dặm (1,427 km) 775 dặm (1,434 km) 799 dặm (1480 km)
989 dặm (1832 km)bay đường dài
Nhiên liệu 382 US gal (1,447 L) 375 US gal (1421 L) 378 US gal (1466 L)
478 US gal (1811 L) bay đường dài
Trần bay 25,000 ft (7,620 m) 26,700 ft (8138 m)
Động cơ (×2) Pratt & Whitney PT6A-20 Pratt & Whitney PT6A-27 Pratt & Whitney PT6A-34 / PT6A-35 turboprop
Vận tốc lên cao 1,600 ft/min (8.1 m/s)
Công suất 10.08 hp/lb (6.132 kW/kg)

Máy bay có tính năng tương đương

[sửa | sửa mã nguồn]

PZL M-28

Antonov An-2

Antonov An-28

Antonov An-38

Dornier Do 228

CASA C-212 Aviocar

Máy bay có cùng sự phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

de Havilland Canada DHC-4 Caribou

de Havilland Canada DHC-3 Otter

de Havilland Canada Dash 7

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ [1]
  2. ^ Canada huấn luyện phi điều khiển công máy bay DHC-6 cho Việt Nam
  3. ^ a b "UV-18." globalsecurity.org. Truy cập: ngày 12 tháng 8 năm 2009.
  4. ^ "Sander Geophysics Acquires Twin Otter Survey Aircraft." Sander Geophysics, ngày 13 tháng 7 năm 2010. Truy cập: ngày 23 tháng 6 năm 2010.
  5. ^ “crash st barth”.
  6. ^ “Modification de Air Caraïbes (section) — Wikipédia”. Truy cập 26 tháng 9 năm 2015.
  7. ^ "Our Plane." Lưu trữ 2013-12-24 tại Wayback Machine Skykef, 2010. Truy cập: ngày 27 tháng 9 năm 2010.
  8. ^ The Israeli aviation history site, 2012. (Hebrew).
  9. ^ “lao”. Truy cập 28 tháng 10 năm 2015.
  10. ^ FAA video trên YouTube
  11. ^ Quân đội Chile tìm kiếm máy bay rơi[liên kết hỏng]
  12. ^ “Việt Nam sắp có máy bay trinh sát, tuần tra biển”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2013.
  13. ^ Thành lập Phi đội thủy phi cơ DHC-6 Không quân Hải quân Việt Nam