Bước tới nội dung

Hiện tượng Lazarus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hiện tượng Lazarus
ICD-10Xxx.x
ICD-9-CMxxx

Hiện tượng Lazarus hay hội chứng Lazarus được định nghĩa là hiện tượng hệ tuần hoàn hoạt động trở lại một cách tự phát sau khi các nỗ lực hồi sức cấp cứu bất thành.[1][2] Hội chứng này được đặt theo Lazarus của Bethany - người theo Tân Ước được Jesus hồi sinh 4 ngày sau khi qua đời.[3] Kể từ năm 1982, khi hiện tượng Lazarus lần đầu tiên được mô tả, cho tới nay, y văn thế giới đã ghi nhận 38 trường hợp có hội chứng này.[4][5]

Hiện tượng này xảy ra rất hiếm và nguyên nhân không được hiểu rõ. Một giả thuyết cho hiện tượng này cho là yếu tố chính (mặc dù không phải là duy nhất) là sự tích tụ áp suất trong ngực như là kết quả của việc hồi sức tim phổi (CPR). Việc thư giãn áp lực sau khi các nỗ lực hồi sức đã kết thúc được cho là cho phép trái tim mở rộng, kích hoạt các xung lực điện của tim và khởi động lại nhịp tim.[2] Các yếu tố khác có thể là sự tăng kali máu hoặc dùng epinephrine liều cao.[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hornby K, Hornby L, Shemie SD (tháng 5 năm 2010). “A systematic review of autoresuscitation after cardiac arrest”. Crit. Care Med. 38 (5): 1246–53. doi:10.1097/CCM.0b013e3181d8caaa. PMID 20228683.
  2. ^ a b Ben-David M.D., Bruce; và đồng nghiệp (2001). “Survival After Failed Intraoperative Resuscitation: A Case of "Lazarus Syndrome". Anesthesia & Analgesia. 92 (3): 690–692. doi:10.1213/00000539-200103000-00027. PMID 11226103. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2014.
  3. ^ a b Walker, A.; H. McClelland; J. Brenchley (2001). “The Lazarus Documentary following recreational drug use”. Emerg Med J. 18 (1): 74–75. doi:10.1136/emj.18.1.74. PMC 1725503. PMID 11310473. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2014.
  4. ^ Adhiyaman, Vedamurthy; Adhiyaman, Sonja; Sundaram, Radha. “The Lazarus phenomenon”. Journal of the Royal Society of Medicine. 100 (12): 552–7. doi:10.1258/jrsm.100.12.552. PMC 2121643. PMID 18065707.
  5. ^ Lý giải hiện tượng "người chết sống lại", suckhoedoisong.vn