Bước tới nội dung

João de Loureiro

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Homalium cochinchinensis (Lour.) Druce, lần đầu tiên được João de Loureiro miêu tả như là Astranthus cochinchinensis.

João de Loureiro (1717[1]-1791) là một nhà truyền giáo dòng Tên, một thầy thuốc, một nhà cổ sinh vật học và đồng thời là một nhà thực vật học người Bồ Đào Nha.

Trước khi tới Đàng Trong ông là nhà truyền giáo tại Goa 3 năm và tại Ma Cao trong 4 năm. Năm 1742, ông đến Đàng Trong thời chúa Nguyễn Phúc Khoát và ở lại đây trong 30 năm. Ông được nhà chúa trọng dụng vì tài toán học của ông nhưng đến năm 1750 ông bị trục xuất. Thay vì trở về châu Âu, João de Loureiro đi chu du vùng Đông Nam Á thu thập nhiều mẫu thực vật và ghi chép cẩn trọng.

Năm 1752 ông trở về Phú Xuân truyền đạo cho đến năm 1777 khi quân chúa Trịnh vào chiếm Thuận Hóa thì mới rời Đàng Trong sang Quảng Châu và trở về Lisboa 4 năm sau đó.[2]

Khi về lại châu Âu ông cho ấn hành tập Flora Cochinchinensis (Thực vật chí Đàng Trong) (1790).[3]

Có nhiều loài được định danh là "loureiroi" để vinh danh ông, chủ yếu là các loài thực vật nhưng loài khủng long Draconyx loureiroi cũng là để vinh danh ông trong vai trò là nhà cổ sinh vật học người Bồ Đào Nha đầu tiên.[4]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Sách về João de Loureiro

[sửa | sửa mã nguồn]
  • José Maria Braga, 1938. Pe. João de Loureiro: missionário e botânico [5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Một số nguồn cho rằng ông sinh năm 1710, như tại đây
  2. ^ E. D. Merrill, 1933. JSTOR, Loureiro and his botanical work Proceedings of the American Philosophical Society 72(4): 229-239
  3. ^ Google Books. Flora Cochinchinensis
  4. ^ Mateus O. & Antunes M. T., 2001. Draconyx loureiroi, a new camptosauridae (Dinosauria, Ornithopoda) from the Late Jurassic of Lourinhã, Portugal. Annales de paléontologie 87(1): 61-73. doi:10.1016/S0753-3969(01)88003-4
  5. ^ WorldCat Titles

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tran, Nhung. Việt Nam: Borderless Histories. Madison, WI: The University of Wisconsin Press, 2006. tr 222-223.
  1. ^ IPNI.  Lour.