Lê Tuấn Mậu
Lê Tuấn Mậu | |
---|---|
Đô ngự sử | |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Nơi sinh | Làng Xuân Lôi, huyện Yên Phong |
Học vấn | Đồng tiến sĩ |
Chức quan | Đô ngự sử |
Quốc gia | Đại Việt |
Thời kỳ | Lê sơ, Mạc |
Lê Tuấn Mậu (chữ Hán: 黎俊楙)[1] là đô ngự sử thời Lê sơ, đỗ tiến sĩ vào năm 1490,[1] sau bị Mạc Đăng Dung giết. Đến thời Lê trung hưng thì được truy phong phúc thần.[2] Theo một vài nguồn thì ông còn là một thượng thư.[3][4][5]
Thân thế
[sửa | sửa mã nguồn]Lê Tuấn Mậu là người làng Xuân Lôi, huyện Yên Phong,[4][6] Bắc Ninh (nay thuộc Làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam).[1][2]
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Ông đậu Đệ nhị giáp đồng tiến sĩ (hoàng giáp)[7] khoa Canh Tuất niên hiệu Hồng Đức năm 1490.[1] Ông làm phó sứ sang cống nhà Minh[6] năm 1498 cùng với Nguyễn Quan Hiền và Phạm Thịnh.[8] Sau này làm quan đến chức đô ngự sử. Khi Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Hậu Lê, Lê Tuấn Mậu về quê ở ẩn.[7] Ông giấu đá vào tay áo và ném vào Đăng Dung khi được gọi vào chầu nhưng không trúng.[2][4][7] Theo một cuốn sách của Viện nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam, ông còn "nhổ nước bọt" vào Mạc Đăng Dung.[3]
Sự kiện này được Khâm định việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 27, tờ 11) chép như sau:[9]
- “Lúc bấy giờ, quan Hàn Lâm Hiệu Lý là Nguyễn Thái Bạt bị Mạc Đăng Dung cưỡng ép gọi đến chầu. Ông giả vờ thong manh để được đến gần, nhân đó nhổ nước bọt vào mặt Mạc Đăng Dung rồi mắng chửi ầm ỹ. Quan Lễ Bộ Thượng Thư là Lê Tuấn Mậu cũng bị Mạc Đăng Dung cưỡng ép vào chầu. Ông lén giấu hòn đá trong tay áo, ném vào Mạc Đăng Dung nhưng lại không trúng. Cả hai đều bị Đăng Dung giết chết”
Vinh danh và thờ phụng
[sửa | sửa mã nguồn]Thời Lê trung hưng ông được truy phong phúc thần hạng trên.[2]
Đền thờ ông được cúng tế mỗi năm và theo Lịch triều hiến chương loại chí, đền thờ được dựng tại làng ông.[2] Theo một nguồn thì đền ngày nay thuộc thôn Nhội, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội (Việt Nam), là một ngôi đền thuộc cụm di tích Đền Sái.[10]
Câu chuyện “tận trung với nước” và công đức của ông vẫn còn lưu danh sử sách, được người dân truyền miệng qua nhiều thế hệ. Sau khi ông qua đời, người dân xã Thụy Lâm và nhiều vùng quê xứ Kinh Bắc đã dựng đền thờ, hàng năm tổ chức hội vật để tưởng nhớ ông.[11]
Hiện nay tại quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh có một con đường mang tên ông.[12][13][14]
Nhận định
[sửa | sửa mã nguồn]Vào đời Lê trung hưng, ông được khen là có tiết nghĩa. Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí có viết một mục về ông tại Nhân vật chí và xếp ông vào hàng "Bề tôi tiết nghĩa".[2] Theo một cuốn sách năm 2011 của Viện khảo cổ học tại Việt Nam, ông được đánh giá là "mang nặng tư tưởng trung quân".[7]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) và đồng nghiệp 2005, tr. 22, 24
- ^ a b c d e f Phan Huy Chú 2014, tr. 406
- ^ a b Trịnh Khắc Mạnh và đồng nghiệp 2004, tr. 123-124
- ^ a b c Ngô Đức Dung & Vũ Đình Ngoạn 1998, tr. 266, 352
- ^ Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam và đồng nghiệp 2000, tr. 247.
- ^ a b Tự Đức 1970, tr. 61
- ^ a b c d Viện khảo cổ học (Việt Nam) 2011, tr. 392-393, 798
- ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) 1999, tr. 287.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2018.
- ^ Lưu 2002, tr. 202.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2018.
- ^ T.Mạnh (ngày 6 tháng 5 năm 2016). “Ô tô húc văng dải phân cách trúng nhiều người đi đường”. Công an. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2017.
- ^ Quang Khải (ngày 18 tháng 4 năm 2014). “Tháo dỡ công trình xây sai phép trong công viên”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2017.
- ^ Huỳnh Trung Nghĩa (ngày 13 tháng 9 năm 2014). “Người Sài Gòn thơm thảo”. Người lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2017.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Tự Đức (1970), Ngự-chế Việt-sử tống-vịnh, quyển 5-7, Ủy ban dịch thuật, Phủ Quốc-vụ-khanh đặc trách Văn hóa
- Ngô Đức Dung; Vũ Đình Ngoạn (1998), Việt sử mông học: Từ Hồng Bàng đến 1945, Nhà xuất bản Văn học
- Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) (1999), Địa chí tỉnh Lạng Sơn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
- Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam; Nguyễn Quang Ân; Phạm Đình Nhân; Phạm Hồng Toàn (2000), Tạp chí Tri Tân, 1941-1946: Các bài viết về lịch sử và văn hóa Việt Nam, Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam
- Lưu (2002), Tìm trong di sản văn hóa Việt Nam: Thăng Long - Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
- Trịnh Khắc Mạnh; Đào Thái Tôn; Mai Xuân Hải; Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) (2004), Thông báo Hán Nôm học năm 2004, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
- Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam); Viện khoa học xã hội Việt Nam; Viện khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (Việt Nam); Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (Việt Nam) (2005), Tạp chí Hán Nôm, số 68-73, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam
- Viện khảo cổ học (Việt Nam) (2011), Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2011, Viện khảo cổ học, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam
- Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2[liên kết hỏng]