Lưu Cứ
Lưu Cứ 劉據 | |||||
---|---|---|---|---|---|
Hoàng thái tử nhà Hán | |||||
Tại vị | 122 TCN - 91 TCN | ||||
Tiền nhiệm | Lưu Triệt | ||||
Kế nhiệm | Lưu Phất Lăng | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | 128 TCN | ||||
Mất | 91 TCN (37 tuổi) Tam Môn Hiệp, Nhà Hán | ||||
An táng | Lệ Thái tử mộ (戾太子墓), thuộc trấn Dự Linh, cách 50 km về phía Tây của Linh Bảo, Hà Nam, Trung Quốc | ||||
Phối ngẫu | Sử Lương đệ | ||||
Hậu duệ |
| ||||
| |||||
Thân phụ | Hán Vũ Đế | ||||
Thân mẫu | Hiếu Tư Vệ Hoàng hậu |
Lưu Cứ (Phồn thể: 劉據; giản thể: 刘据, 128 TCN - 91 TCN), hay còn gọi là Lệ Thái tử (戾太子) hoặc Vệ Thái tử (衛太子), là Hoàng trưởng tử của Hán Vũ Đế Lưu Triệt và Hoàng hậu Vệ Tử Phu, cũng là Hoàng thái tử đầu tiên dưới thời Hán Vũ Đế.
Do là Đích trưởng tử nên khi mới lên 7 tuổi, Lưu Cứ đã được Hán Vũ Đế lập làm Hoàng thái tử. Năm 91 TCN, xảy ra Vụ án Vu cổ, Thái tử Lưu Cứ bị gian thần Giang Sung gièm pha và bị bức ép tạo phản, cuối cùng thất bại phải tự vẫn. Về sau cháu nội ông, Hán Tuyên Đế Lưu Tuân đăng cơ đã tôn ông là Lệ Thái tử theo đúng quy tắc.
Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Thuở thiếu thời
[sửa | sửa mã nguồn]Tuy là con trai trưởng của Hán Vũ Đế nhưng Lưu Cứ chào đời tương đối muộn vào năm Nguyên Sóc nguyên niên (128 TCN) khi Vũ Đế đã 29 tuổi[1]. Khi đó mẹ ông, Vệ Tử Phu vẫn còn là Phu nhân của Vũ Đế. Vệ phu nhân được Vũ Đế chuyên sủng, trước Lưu Cứ bà sinh hạ ba vị công chúa là Vệ Trưởng công chúa, Thạch Ấp công chúa và Chư Ấp công chúa[2]. Đến khi sinh Hoàng trưởng tử, Vũ Đế rất đỗi vui mừng, sai Đông Phương Sóc làm "Hoàng thái tử sinh phú" (皇太子生赋) cùng "Lập Hoàng tử môi chúc" (立皇子禖祝)[3][4][5]. Vì cảm tạ trời xanh ban cho đệ nhất hoàng tử, Vũ Đế bèn xây dựng linh đường tôn thờ thần sinh nở Cú Mang (句芒) thời thượng cổ, từ đó đặt tên con là Lưu Cứ (劉據)[6].
Năm Nguyên Thú nguyên niên (122 TCN), khi đã được 7 tuổi, Hán Vũ Đế chính thức lập ông làm Hoàng thái tử[7]. Tư Mã Trinh trong cuốn Sử ký tắc ẩn có nói:「"Con trai của Vệ Tử Phu gọi là Vệ Thái tử, con gái là Vệ Trưởng công chúa. Là con gái cả của Hoàng hậu, nên gọi Trưởng công chúa, không phải ý chỉ chị em gái của Hoàng đế"」[8], vì vậy đương thời Lưu Cứ thường được gọi là [Vệ Thái tử]. Khi thành niên, Hán Vũ Đế dốc lòng muốn một Thái phó uyên thâm để giảng dạy cho Lưu Cứ. Từ khi còn là Thái tử, Vũ Đế đã được Hán Cảnh Đế tìm một gia sư cực kỳ nghiêm khắc là Thạch Phấn (石奋), một cựu thần tận thời Hán Cao Tổ Lưu Bang, năm 15 tuổi đã theo phò Cao Tổ. Vì công lao phục vụ đời đời này, nhà họ Thạch con cháu đều làm quan đến 2.000 thạch, thế xưng "Vạn Thạch Quân" (万石君)[9]. Thời Lưu Cứ trưởng thành, Thạch Phấn đã qua đời, con cả vì để tang cha mà cũng mệt rồi mất, chỉ còn con thứ là Thạch Khánh (石慶), đương khi ấy vẫn làm còn Thái thú của đất Phái[10]. Lúc này, Hán Vũ Đế sùng bái học thuyết "Công Dương" đề cao tính Đế vương và chủ trương bình định thiên hạ, nên dặn sĩ phu giảng dạy cho Lưu Cứ chú trọng vào, đọc Công Dương truyện, học thuyết Công Dương cũng từ đây hưng thịnh. Đợi sau khi Lưu Cứ học xong Công Dương truyện, nhưng bản tính ông chuộng tri thức uyên thâm nên rất thích Cốc Lương truyện giảng giải về lý luận, do vậy ông lén lút thỉnh giáo Hà Khâu Giang Công, một học sĩ đương thời nổi tiếng và được đề cao không thua kém gì người biên tập Công Dương truyện là Đổng Trọng Thư[11][12].
Khi Lưu Cứ dần trưởng thành, Hán Vũ Đế đặc biệt cho dựng một nơi gọi là Đông Cung cho ông, nằm ở phía Nam của Trường An, đặt làm Bác Vọng uyển (博望苑), mang ý "Uyên bác quan vọng"[13]. Tuy bản thân Vũ Đế không thích thần tử kết giao khách khứa[14], nhưng ông đã ban cho Lưu Cứ nơi ấy, lại cho phép kết giao người khác khắp thiên hạ, tự gầy dựng mối quan hệ và thế lực, do đó ngày càng có nhiều tứ phương bác sĩ theo về Lưu Cứ[15]. Mà xem cách Lưu Cứ kết giao, rất nhiều người không hỏi xuất thân[16].
Thái tử nhân đức
[sửa | sửa mã nguồn]Với vai trò người kế vị, từ năm Nguyên Đỉnh thứ 4 (113 TCN), tức khoảng hơn 15 tuổi, Lưu Cứ thành hôn với Sử lương đệ và sinh Hoàng tôn Lưu Tiến, từ đấy Thái tử Lưu Cứ bắt đầu chính thức trưởng thành và tham gia vào các công việc triều chính. Sử sách ghi nhận Thái tử Lưu Cứ tính tình ôn hòa, thương dân và thiếu tài trị nước, trái hẳn với cha mình, nên thường sinh ra mâu thuẫn. Ông thường khuyên can cha nên bớt gây chiến tranh với các nước khác, nhưng Vũ Đế thường không hài lòng. Cùng với đó Vệ Hoàng hậu nhan sắc ngày một kém và các vị phu nhân khác như Vương phu nhân sinh Tề Hoài vương Lưu Hoành, Lý Cơ sinh Yến vương Lưu Đán và Quảng Lăng Lệ vương Lưu Tư, Lý phu nhân còn đột ngột đoạt sủng sinh Xương Ấp Ai vương Lưu Bác, nên địa vị của mẹ con Lưu Cứ bị lung lay, không còn được Hoàng đế sủng ái như trước nữa[17].
Do không được cha mình coi trọng nên Thái tử và Vệ Hoàng hậu phải dựa cậy rất nhiều vào thế lực của Đại tướng quân Vệ Thanh, em trai của Vệ hậu. Càng ngày, Vũ Đế càng biết hai mẹ con Lưu Cứ càng không yên lòng về địa vị của mình, nên gặp Vệ Thanh và nói: 「"Quốc triều của trẫm lấy quân công mà lập, ngoại di càng lấn lướt, nếu không suất chinh thì thiên hạ không yên. Nhưng nếu hậu nhân ai cũng như trẫm thì sẽ lại như vết xe đổ của triều Tần. Thái tử có tính ổn trọng đoan tĩnh, tương lai có thể lấy văn trị mà làm yên thiên hạ, sẽ không làm trẫm sầu lo. Về chuyện này, không ai mạnh bằng Thái tử. Khanh có thể chuyển ý của trẫm, khiến Hoàng hậu và Thái tử yên tâm phỏng?"」[18]. Đại tướng quân Vệ Thanh dập tạ, bèn nói lại với mẹ con Thái tử, Hoàng hậu ngay sau đó bèn cởi trang sức tự trách. Từ ấy về sau, hễ khi Thái tử khuyên can Vũ Đế không nên chinh phạt tứ phương, Vũ Đế bèn cười nói: 「"Trẫm lãnh trọng trách gian khổ, không phải để con sau này an nhàn hay sao?"」[19].
Từ sau đó, mỗi khi Hán Vũ Đế có việc rời khỏi kinh sư, Lưu Cứ nắm quyền "Giám quốc", còn nội đình sẽ do Hoàng hậu chủ trương, nếu có việc tối quan trọng thì mới cần báo lên Vũ Đế, nhưng thông thường ông cũng không hỏi gì nhiều, có xu hướng giao hết cho hai mẹ con Thái tử[20]. Khi giải quyết công vụ, Lưu Cứ thường không như cha trừng trị quá nghiêm khắc quan tham, thường xuyên đem một số người bị xử quá nặng mà sửa lại giảm bớt, cũng khiến nhiều quan viên chấp pháp bất mãn. Vệ Hoàng hậu thấy con trai mình như vậy thì khuyên không nên đắc tội đại thần, khuyên con trai vẫn nên làm theo ý của Hán Vũ Đế mà không nên tùy tiện chỉnh sửa. Hán Vũ Đế nghe xong, hài lòng với cách làm của Thái tử, mà không đồng ý sự nhân nhượng sợ sệt của Vệ Hoàng hậu[21].
Bị quần thần bức ép
[sửa | sửa mã nguồn]Bởi vì Thái tử Lưu Cứ công khai chủ trương nhân đức, mà quần thần triều Vũ Đế rất nhiều người không cùng tư tưởng với Lưu Cứ nên đã dần có nhiều phe cánh chửi bới Thái tử. Năm Nguyên Phong thứ 5 (106 TCN), Đại tướng quân Vệ Thanh qua đời, các phe phái phản đối Thái tử nhân vì thấy một Thái tử đã mất đi ngoại thích, càng không xem Thái tử ra gì. Rất nhiều kế hoạch đã được triển khai nhằm hạ bệ Thái tử[22].
Hán Vũ Đế và các con trai hiếm khi ở bên nhau, Vệ Hoàng hậu cũng khó được gặp mặt. Một lần, Thái tử vào cung yết kiến Hoàng hậu, qua một thời gian rất lâu mới xuất cung. Một viên Hoàng môn[23] tên là Tô Văn tâu với Vũ Đế rằng:「"Thái tử đùa giỡn với cung nữ"」. Vũ Đế nghe vậy, tăng thêm 200 người trong cung của Thái tử. Hồi lâu sau Thái tử mới biết chuyện này, từ đó hận Tô Văn[24]. Từ đó, Hoàng môn Tô Văn, cùng Thường Dung và Vương Bật thường xuyên âm thầm tìm khuyết điểm của Thái tử, sau đó lại đi thêm mắm thêm muối mà đem báo cáo lên Hán Vũ Đế. Vệ Hoàng hậu hận đám người Tô Văn, muốn nói con trai tâu lên cha mình xử chết cả đi, nhưng Thái tử nói:「"Chỉ cần tâm của ta không sai, sợ gì một đám Tô Văn chứ?! Hoàng thượng thánh minh, sẽ không vì những lời này nghi kị con!"」. Một lần, Vũ Đế thấy không khỏe, sai Thường Dung truyền Thái tử đến. Sau đó, Thường Dung về báo cáo nói:「"Thái tử mặt mày vui vẻ"」, Vũ Đế im lặng không nói gì. Khi Thái tử vào, hốc mắt đã hơi ướt, nhưng lại ráng cười vui vẻ, Vũ Đế cảm thấy kì quái nên mới cử riêng người điều tra. Sau khi tra ra sự thực, đem Thường Dung giết đi. Vệ Hoàng hậu từ đó thường cẩn thận phòng bị, dù nhan sắc phai tàn và không còn được chuyên sủng, nhưng vẫn được Vũ Đế tôn trọng như trước[25].
Những năm Thái Thủy, người nước Triệu là Giang Sung đã tố giác Triệu Thái tử Lưu Đan, con trai của Triệu vương Lưu Bành Tổ, do vậy được Hán Vũ Đế trọng dụng. Có một lần, Lưu Cứ sai sứ giả đến Cam Tuyền cung thăm hỏi Vũ Đế, trên đường gặp Giang Sung cũng đang đi theo Vũ Đế đến Cam Tuyền cung. Sứ giả của Lưu Cứ khi ấy đang chạy xe trên Trì đạo (驰道), mà đây là đường độc nhất chỉ dành cho Thiên tử, quần thần dám đi là tội chết, do vậy Giang Sung sai người bắt giam sứ giả của Lưu Cứ. Biết chuyện, Lưu Cứ đến chỗ Giang Sung mà xin lỗi, nói: 「"Không phải ta tiếc của ngựa xe, chỉ là không nghĩ Bệ hạ biết chuyện, lại rằng ta quản giáo thủ hạ không nghiêm. Hi vọng Giang Quân lượng thứ"」. Nhưng Giang Sung vẫn tấu lên Vũ Đế, ông được Vũ Đế khen ngợi mà nói: 「"Làm thần tử, nên như thế!"」. Từ đó Giang Sung được Vũ Đế tín nhiệm rất lớn, và cũng vì vậy mà tạo nên sự hiềm khích khởi đầu giữa Lưu Cứ và Giang Sung[26][27][28]. Về cuối đời, Hán Vũ Đế trở nên mê tín và sợ chết, nhiều lần cất công tìm thuốc trường sinh nhưng không thành, càng tín nhiệm những lời dựa vào dị tượng của Giang Sung.
Vụ án Vu cổ
[sửa | sửa mã nguồn]Khởi động sự kiện
[sửa | sửa mã nguồn]Thái tử Lưu Cứ có một anh họ là Công Tôn Kính Thanh, là con trai của Công Tôn Hạ với Vệ Quân Nhụ - chị cả của Vệ Hoàng hậu. Vì ỷ vào chức phận của cha, cũng như mẹ mình là chị cả của Vệ Hoàng hậu, Kính Thanh hành sự kiêu xa không tuân thủ pháp kỷ, địa vị trên Cửu khanh, lại lạm dùng quân lương của Bắc quân tới 1900 vạn tiền. Khoảng năm Chinh Hòa nguyên niên (92 TCN), sự tình của Kính Thanh bại lộ mà bị bắt vào ngục. Lúc này, Hán Vũ Đế hạ chiếu bắt giữ người Giang Lăng là Chu An Thế, Công Tôn Hạ hi vọng dùng cách này cứu con trai. Hán Vũ Đế đồng ý, Công Tôn Hạ nhanh chóng bắt được Chu An Thế quy án, nhưng đột nhiên Chu An Thế vu cáo Công Tôn Hạ tư thông cùng một con gái khác của Vũ Đế là Dương Thạch công chúa thực hiện thuật yểm bùa nguyền rủa, gọi là [Vu cổ][29].
Năm Chính Hòa thứ 2 (91 TCN), mùa xuân, Hán Vũ Đế lệnh bắt giữ Thừa tướng Công Tôn Hạ, lại cho bắt luôn đệ tử và môn khách, hạch rất nhiều tội không màn lê dân bá tánh mà chiếm đoạt tài sản. Cha con Hạ và Kính Thanh sau đó chết trong ngục[30]. Từ lúc đó Vũ Đế lại trở nên đa nghi và sợ chuyện bùa yểm làm hại mình, do đó quyết định mở rộng việc điều tra này. Sau đó những thành viên trong thân tộc họ Lưu cũng bị liên lụy. Tháng 4 cùng năm, người chị khác mẹ của Thái tử Lưu Cứ là Dương Thạch công chúa và người chị cùng mẹ Chư Ấp công chúa đều bị xét tội dùng Vu cổ mà bị xử tử, con trai của Vệ Trưởng công chúa là Tào Tông cùng con trai của Vệ Thanh là Vệ Kháng vì bị hạch tội dính liếu mà cũng bị hành quyết[31][32].
Trong lúc này, Hán Vũ Đế đổ bệnh, muốn ở lại Cam Tuyền cung. Mắt thấy Hoàng đế đã già yếu, Giang Sung ngẫm lại mình hay hà khắc với Thái tử, sợ sau này Hoàng đế qua đời thì Thái tử sẽ không tha cho mình, nên nhân sự việc mà muốn lật đổ Thái tử. Nghĩ thế, Giang Sung tâu lên Vũ Đế rằng bệnh của Hoàng đế trở nặng là do trong thiên hạ có kẻ dùng bùa yểm Vu cổ. Hán Vũ Đế lập tức nghe lời Giang Sung, trao cho Giang Sung toàn quyền làm sứ giả trừng trị cái tệ nạn Vu cổ của thiên hạ. Có được Thánh chỉ toàn quyền, Giang Sung cùng các Vu sư đào tìm kiếm các loại bùa yểm, hình nhân, lại cho bắt các người sống gần khu vực bị chỉ điểm, dùng cung hình bắt ép họ nhận tội. Bá tánh sợ hãi mà cứ vu cáo người này người nọ dùng thuật Vu cổ. Cuối cùng chỉ trong vòng có 1 tháng, số người chết vì bị cáo buộc dùng thuật Vu cổ đã đến hơn 10.000 người[33]. Qua một thời gian dài như vậy, Vũ Đế cũng không thấy khởi sắc, Giang Sung bèn tâu trong cung có kẻ dùng thuật hãm hại Hoàng đế, nên Vũ Đế mệnh Giang Sung dẫn Án Đạo hầu Hàn Thuyết, Ngự sử Chương Cống cùng Hoàng môn Tô Văn điều tra[34]. Giang Sung bắt đầu điều tra ở tẩm viện các phu nhân không được sủng ái, đến chỗ Vệ Hoàng hậu cũng không thấy gì.
Tháng 7 năm đó, Giang Sung tìm đến cung của Thái tử, phát hiện một hình nhân gỗ[35]. Lúc này Lưu Cứ cực kỳ kinh sợ, mà thấy Vũ Đế vẫn còn ở Cam Tuyền cung, không cho triệu thì không vào được[36], Lưu Cứ không cách nào đến trước mặt Hoàng đế mà chứng minh sự trong sạch của mình bèn hỏi Thiếu phó Thạch Đức, con trai của Thạch Khánh. Thạch Đức vì cảm thấy mình sẽ vì quan hệ với Thái tử mà cùng bị xử tử, bèn nói: 「"Trước đó cũng vì chuyện này, cha con Thừa tướng, hai vị Công chúa cùng nhà họ Vệ đều bị giết hại. Nay tuy lời vu cáo là giả, nhưng tìm được chứng cứ là thực, không dễ cho chúng ta phủi sạch tội. Nay chỉ có thể giả xưng Chiếu lệnh, dùng Phù tiết đem đám người Giang Sung giam vào, tấu lên nói rằng bọn họ âm mưu hãm hại mà xin điều tra rõ ràng. Hiện tại Hoàng đế nghỉ ở Cam Tuyền cung, mà ngài cùng Hoàng hậu đến xin đều không thể vào. Sinh mệnh Thiên tử ra sao nào ai biết, mà gian thần lại làm chuyện này, ngài chớ quên sự việc của Phù Tô triều Tần!"」. Lưu Cứ hết cách, bèn tiếp thu lời của Thạch Đức[37].
Giết Giang Sung và khởi binh
[sửa | sửa mã nguồn]Mấy ngày sau, tức ngày Canh Ngọ của tháng 7, Thái tử Lưu Cứ sai người giả mạo Thiên tử đến chỗ của Giang Sung, ra lệnh bắt ông ta. Trợ thủ của Sung là Hàn Thuyết nghi ngờ sứ giả và không nhận chiếu, liền bị người của Lưu Cứ giết chết tại chỗ. Liền đó, Ngự sử Chương Cống lẻn được ra ngoài mà đến Cam Tuyền cung diện kiến Vũ Đế. Bởi vì Lưu Cứ không rõ Vũ Đế bệnh tình ra so, còn sống hay không, cho nên quả quyết khởi binh.
Vì quyền lực của Thái tử có hạn không thể điều động quá nhiều ngựa xe, Lưu Cứ liền sai một Xá nhân đem Phù tiết chạy đến Trường Thu môn trong Vị Ương cung, diện kiến Vệ Hoàng hậu, báo cáo hết thảy sự tình và xin trợ giúp. Vệ Hoàng hậu biết được, lập tức điều động ngựa xe của riêng Trung cung, xuất kho vũ khí, lại điều động đội Hộ vệ của Trường Lạc cung, phát cáo Giang Sung mưu phản. Thái tử Lưu Cứ tự tay mình giết Giang Sung, mắng:「"Tên nô tài nước Triệu! Nhà ngươi làm loạn cha con Triệu vương còn chưa đủ, dám đến đây làm loạn nhà của ta?!"」. Sau đó, Thái tử còn ở Thượng Lâm uyển thiếu chết một Hồ Vu sư. Hoàng môn Tôn Văn cũng tức tốc thoát khỏi Trường An, nhắm đến Cam Tuyền cung diện kiến Vũ Đế, tố Thái tử hành sử khác thường. Vũ Đế nghe ra cũng hiểu chuyện, chỉ nói:「"Thái tử hẳn là rất sợ hãi, nó đối với đám người Giang Sung sớm đã có thù oán, cho nên mới xảy ra chuyện này đây"」. Sau đó, ông lại sai sứ giả đến Trường An, triệu kiến Thái tử. Sứ giả lại khiếp đảm chưa dám vào thành, liều mạng nói dối rằng:「"Thái tử muốn phản, muốn giết thần, thần mới chạy"」. Hán Vũ Đế tin Thái tử phản, đại nộ[38][39][40][41].
Tả Thừa tướng Lưu Khuất Li vốn có thù riêng với Thái tử, thế là Lưu Cứ để môn khách làm tướng, dẫn binh vây phủ của Lưu Khuất Li, khiến Khuất Li phải bỏ lại quan ấn mà chạy[42]. Trưởng sử trong phủ của Lưu Khuất Li vội đánh xe đến Cam Tuyền cung báo cáo Vũ Đế, Vũ Đế hỏi Khuất Li làm gì, khi biết y bỏ chạy thì tức giận, mắng Khuất Li không có phong độ như Chu Công, bèn thảo chiếu mà ban cho Khuất Li, nói:「"Bắt hết bọn nghịch tặc. Trẫm sẽ tự thưởng phạt phân minh. Dùng xe bò yểm trợ, không cần giáp đấu với bọn phản nghịch, bảo toàn Vệ quân. Lệnh tử thủ cửa thành, không cho đám nghịch tặc này lao ra Trường An!"」[43]. Lưu Cứ cứ như Phù Tô năm xưa khi đối diện chiếu thư của Triệu Cao, cho rằng đó căn bản không phải là Vũ Đế ra chỉ mà là do bọn gian thần thay quyền, bèn hướng đến quan viên mà nói Hoàng đế vì bệnh mà luôn ở Cam Tuyền cung, hoài nghi có lẽ đã xảy ra chuyện, bọn gian thần muốn thừa cơ phản loạn nên không tin Chiếu lệnh. Thế là Hán Vũ Đế phải đích thân rời khỏi Cam Tuyền cung để đi đến Kiến Chương cung thuộc phía Tây thành Trường An, dẫn đầu khống chế binh quyền, ban bố chiếu thư điều động quân đội phụ cận từ Tam Phụ[44], điều động các quan viên lãnh Trung 2.000 thạch đều quy về Lưu Khuất Li. Thái tử Lưu Cứ biết mình yếu thế, lại giả Thánh chỉ đem tù nhân thả ra, mệnh Thạch Đức cầm quân chia các cánh quân, lại sai Như hầu vốn bị giam trong ngục thành Trường An cầm phù tiết điều động được Kỵ binh người Hồ, trang bị hạng nặng Thiết kỵ, chuẩn bị tập hợp ứng phó quân chính quy của Vũ Đế[45].
Đối phó với Thái tử, Vũ Đế lập tức chỉnh đi chỉ dụ của mình, tuyên bố Thái tử dùng lệnh đều là giả, rất nhanh khiến nhiều quân đội của Thái tử bị vô hiệu hóa[46]. Thái tử đến doanh trại Bắc Quân, đem Phù tiết định điều động quân đội Bắc Quân, nhưng Sứ giả quản lý Bắc Quân là Nhậm An không chịu theo lời Thái tử, đóng cửa sau khi nhận Phù tiết khiến Thái tử lần nữa không điều binh được[47]. Sau đó, Thái tử đem số người ít ỏi đến 4 chợ Trường An, khiến chừng 10.000 người ở đó được võ trang tạm thời, kéo đến bên ngoài Tây Môn của Trường Lạc cung mà giao chiến với Lưu Khuất Li. Trong vòng 5 ngày, hai bên giằng co quyết liệt, chết cả chục ngàn người, máu theo mương chảy nhuộm cả một góc thành. Khi đó dân gian nói Thái tử mưu phản, không ai chịu theo Thái tử nữa, quân của Khuất Li càng được gia tăng[48].
Ngày Nhâm Dần tháng 7, Lưu Cứ bại trận, đem theo người của mình chạy trốn đến phía Nam thành Trường An qua Phúc Áng môn (覆盎門). Khi đó, gác cổng thành là Tư trực Điền Nhân, cảm thấy quan hệ giữa Vũ Đế và Thái tử là cha con, không tiện gây khó dễ cho Thái tử nên để Thái tử thuận lợi ra khỏi thành[49].
Thảm bại mà chết
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi Lưu Cứ chạy trốn, Vũ Đế chất vấn Ngự sử đại phu Bạo Thắng Chi ngăn cản Lưu Khuất Li chém Điền Nhân vì tội để Thái tử chạy thoát, Thắng Chi do vậy sợ hãi tự sát. Sau đó, Hán Vũ Đế đem Nhậm An can tội hai lòng cùng Điền Nhân phóng thả Thái tử, đều bị chém ngang eo. Các môn khách của Thái tử, cùng Thái tử mưu phản hoặc chỉ cần từng ra vào cung, đều bị tội tử hình và giết sạch cả nhà. Quan lại và binh lính ai thừa loạn lạc mà cướp bóc, đều bị đày đi Đôn Hoàng. Vì Thái tử đào vong, thành Trường An bắt đầu thiết lập doanh trại quân đội[50]. Hồ Quan Tam lão Lệnh Cô Mậu (令孤茂) dâng biểu giải oan cho Thái tử, gọi là "Tụng Thái tử oan thư" (訟太子冤書), lời lẽ hết sức cảm động bảo vệ:
“ | 臣聞父者猶天,母者猶地,子猶萬物也。故天平地安,陰陽和調,物乃茂成;父慈母愛,室家之中子乃孝順。陰陽不和,則萬物夭傷;父子不和,則室家喪亡。故父不父則子不子,君不君則臣不臣,雖有粟,吾豈得而食諸!昔者虞舜,孝之至也,而不中於瞽叟;孝已被謗,伯奇放流,骨肉至親,父子相疑。何者?積毀之所生也。由是觀之,子無不孝,而父有不察,今皇太子為漢適嗣,承萬世之業,體祖宗之重,親則皇帝之宗子也。江充,布衣之人,閭閻之隸臣耳,陛下顯而用之,銜至尊之命以迫蹴皇太子,造飾奸詐,群邪錯謬,是以親戚之路隔塞而不通。太子進則不得上見,退則困於亂臣,獨冤結而亡告,不忍忿忿之心,起而殺充,恐懼逋逃,子盜父兵以救難自免耳,臣竊以為無邪心。《詩》曰:『營營青蠅,止於籓;愷悌君子,無信讒言;讒言罔極,交亂四國。』往者江充讒殺趙太子,天下莫不聞,其罪固宜。陛下不省察,深過太子,發盛怒,舉大兵而求之,三公自將,智者不敢言,辯士不敢說,臣竊痛之。臣聞子胥盡忠而忘其號,比幹盡仁而遺其身,忠臣竭誠不顧鈇鉞之誅以陳其愚,志在匡君安社稷也。《詩》云:『取彼譖人,投畀豺虎。』唯陛下寬心慰意,少察所親,毋患太子之非,亟罷甲兵,無令太子久亡。臣不勝惓惓,出一旦之命,待罪建章闕下。
. Thần nghe nói: Cha ví như trời, mẹ ví như đất, con cái thì như vạn vật. Cho nên chỉ có trời cao bình lặng, đất lớn bình yên, vạn vật mới có thể tươi tốt. Chỉ có "Phụ từ, Mẫu ái" thì con cái mới dốc lòng hiếu thuận. Âm dương bất hòa, tắc vạn vật yểu mệnh. Phụ tử bất hòa, thất gia tang vong. Cố phụ bất phụ tắc tử bất tử, quân bất quân tắc thần bất thần. Nhớ đến Ngu Thuấn, cái Hiếu làm chí, cũng không bất Trung với Cổ Tẩu. Hiếu mà bị báng bổ, Bá Kỳ phóng lưu, cốt nhục chí thân, phụ tử tương nghi. Đó là tàn phá căn bổn. Có thể thấy, con không bất hiếu, cha cũng bất sát. Hiện giờ Hoàng thái tử vốn là người thừa kế hợp pháp của Hán triều ta, đảm đương trọng trách thừa kế nghiệp lớn muôn đời, chấp hành phó thác của Tổ tông, luận về quan hệ thì là Đích trưởng tử của Hoàng thượng. Giang Sung kia là một kẻ đầu đường xó chợ, mà Bệ hạ lại sủng ái hắn, làm hắn nuôi mộng hãm hại Hoàng thái tử, tụ tập một đám gian tà tiểu nhân, tiến hành lừa gạt và vu oan Hoàng thái tử, bức bách hãm hại, khiến quan hệ cha con giữa Bệ hạ và Thái tử ách tắc không thông. Thái tử nếu tiến thì không gặp được Bệ hạ, lùi thì ngay lập tức bị bọn chúng câu xé, một mình hàm oan, không chỗ khiếu nại, nhịn không được phẫn hận mà nổi binh giết Giang Sung, lại sợ Bệ hạ giáng tội mà cấp bách đào vong. Thái tử là con của Bệ hạ, hồ đồ lấy trộm quân đội của ngài, âu cũng là sợ hãi vì cứu nạn bản thân không để bị bọn chúng hãm hại mà thôi. Thần không cho ý của Thái tử là hung ác dã tâm. 《Kinh Thi》 nói:"Doanh doanh thanh dăng, chỉ vu phiên. Khải đễ quân tử, vô tín sàm ngôn. Sàm ngôn võng cực, giao loạn tứ quốc". Trước đó, Giang Sung lấy lời dèm hại chết Triệu Thái tử, người trong thiên hạ đều biết được. Nay Bệ hạ không tận lực điều tra, đã vội vàng trách cứ Thái tử, điều động đại quân vây bắt Thái tử, còn mệnh Thừa tướng tự mình chỉ huy, khiến kẻ hiền trí không dám góp lời, khiến kẻ hùng biện khó có thể há mồm, trong lòng thần thật sự cảm thấy thương tiếc. Mong Bệ hạ nguôi ngoai cơn giận, không cần quá canh cánh sai lầm của Thái tử, thu hồi lệnh truy đuổi Thái tử, đừng để Thái tử phải lẩn trốn bên ngoài. Thần vì Bệ hạ liều mạng đem một tấm lòng Trung này khuyên can, sẵn sàng phụng mệnh ở ngoài cửa Kiến Chương cung. |
” |
— Tụng Thái tử oan thư của Lệnh Cô Mậu |
Hán Vũ Đế liên tiếp tru phạt khiến cho quần thần lo lắng sợ hãi, không biết như thế nào cho phải. Tấu thư của Lệnh Cô Mậu dâng lên, Vũ Đế đọc qua mà cảm động, song vẫn không phát lệnh dừng chính thức truy đuổi Thái tử[51].
Trong khi ấy, Hoàng thái tử Lưu Cứ chạy đến huyện Hồ thuộc Kinh Triệu doãn, tá túc trong một gia đình bần hàn ven suối. Cả gia đình đó khúm núm cung phụng Thái tử cùng 2 vị Hoàng tôn đi theo. Sau đó Lưu Cứ nhớ đến một người bạn khá giàu có cũng ở huyện Hồ, do vậy sai người đi tìm, nhưng chẳng may để tin tức lộ ra. Ngày Tân Hợi, tháng 8 năm đó, quan viên địa phương vây bắt Thái tử. Hoàng thái tử Lưu Cứ, tại vị Quốc trữ Phó quân đã 30 năm, ngay tại căn nhà nghèo khó này mà tự sát. Một Nam tử người Sơn Dương là Trương Phú Xương đạp cửa ra, Tân An huyện lệnh sử Lý Thọ đến kéo Thái tử xuống, người chủ nhà do đánh nhau với phe Lý Thọ mà bị giết, hai Hoàng tôn đi theo Lưu Cứ cũng bị bọn người Lý Thọ hãm hại[52]. Di thể của Lưu Cứ và 2 người con trai được chôn vội ở huyện Hồ[53]. Sau đó, Hoàng hậu Vệ Tử Phu bị Vũ Đế ra chỉ thu hồi Tỷ thụ Hoàng hậu, thẹn mà tự sát. Thiếp của Lưu Cứ là Sử lương đệ, con trai Sử Hoàng tôn Lưu Tiến cùng con dâu Vương Ông Tu cũng đều bị hại tại Trường An[54].
Được giải oan
[sửa | sửa mã nguồn]Sang năm Chinh Hòa thứ 3 (90 TCN), Hán Vũ Đế phát hiện thêm manh mối về Vụ án Vu cổ, chứng thực Thái tử khởi binh là do cùng quẫn bí bách, không như đám người Tô Văn cùng Lý Quảng Lợi tố giác. Lúc này, người trông coi lăng miếu của Hán Cao Tổ tên là Điền Thiên Thu dâng tấu giải oan cho Thái tử:「"Làm con mà tự tiện điều động quân lính của cha, tội này ứng chịu quất roi. Con của Thiên tử bị kẻ khác ngộ sát, là tội gì! Có một ông lão đầu bạc báo mộng cho thần, khuyên thần dâng sớ"」. Vì thế Hán Vũ Đế bỗng nhiên tỉnh ngộ, triệu kiến Điền Thiên Thu, nói:「"Chuyện giữa cha con ta, người khác khó có thể nói xen vào, chỉ có ngươi biết huyền cơ. Đây là Cao Tổ Hoàng đế hiện linh phái ngài tới chỉ giáo ta, ngài hẳn nên đảm nhiệm làm Phụ tá Đại thần cho ta!"」. Điền Thiên Thu được bái làm Đại hồng lư[55][56][57].
Hán Vũ Đế nhâm mệnh Điền Thiên Thu làm Đại hồng lư thì liền phái Thiên Thu điều tra Vu án Vu cổ trước kia. Giang Sung đã chết, Hán Vũ Đế khôi phục lại lệnh cấm tru di toàn tộc đã bị Hán Văn Đế Lưu Hằng giải trừ[58], đem toàn bộ 3 nhà Giang Sung đều chém đầu. Lại phỏng Thái tử thiêu chết Hồ Vu sư, đem thiêu chết Tô Văn ở trên cầu Hoàng Kiều. Công lao bình định Thái tử là Mãng Thông, bị đem xử tử; đem những kẻ từng dùng binh khí áp chế Thái tử ở căn nhà bên suối đều bị điều đi phía Bắc, sau cũng cho chém chết toàn tộc. Những người vì vây bắt Thái tử mà được phong Hầu gồm Đỗ hầu Thương Khâu Thành, Đề hầu Trương Phú Xương cùng Hàn hầu Lý Thọ đều phân biệt bị bức tự sát, bị kẻ cướp giết và bị Hán Vũ Đế xử tử. Kẻ vu hãm Thái tử là Lý Quảng Lợi và Lưu Khuất Li bị diệt tộc[59][60][61][62][63].
Hán Vũ Đế tuổi già nhớ nhung Lưu Cứ, cho sửa cung điện gọi là Tư Tử cung (思子宮; có nghĩa là "Cung nhớ con"), sau lại cho xây ở huyện Hồ một Vong đài tên Quy Lai Vọng Tư đài (歸來望思台), lấy ý nghĩa gợi về thương nhớ. Người trong thiên hạ nghe nói chuyện này cũng đều bi thương cho Thái tử[64][65].
Truy tôn
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi Hán Chiêu Đế băng hà, Hoắc Quang lập Xương Ấp vương Lưu Hạ kế vị. Nhưng sau 27 ngày, Lưu Hạ bị phế truất do thiếu khả năng trị vì. Thế là, Hoằng tằng tôn Lưu Bệnh Dĩ, con trai Sử hoàng tôn Lưu Tiến cùng Vương Ông Tu được Hoắc Quang chọn làm người kế vị Chiêu Đế, sử gọi Hán Tuyên Đế.
Năm Nguyên Bình nguyên niên (74 TCN), tháng 7, ngày Canh Thân, Hán Tuyên Đế tức vị. Năm Bổn Thủy nguyên niên (73 TCN), tháng 6, hạ chiếu nói:「"Cố Hoàng thái tử táng ở huyện Hồ, không có thụy hiệu, cũng không có bốn mùa hiến tế theo lễ, nay nên nghị định thụy hiệu, thiết trí viên tẩm cùng an bài dân hộ trông coi lăng viên"」. Quan viên tâu lên nên truy tôn cho Thái tử Lưu Cứ, Sử lương đệ, Sử hoàng tôn cùng Vương phu nhân[66][67]. Tấu viết:
“ |
《礼》‘为人后者,为之子也’,故降其父母不得祭,尊祖之义也。陛下为孝昭帝后,承祖宗之祀,制礼不逾闲。谨行视孝昭帝所为故皇太子起位在湖,史良娣冢在博望苑北,亲史皇孙位在广明郭北。谥法曰‘谥者,行之迹也’,愚以为亲谥宜曰悼,母曰悼后,比诸侯王国,置奉邑三百家。故皇太子谥曰戾,置奉邑二百家。史良娣曰戾夫人,置守冢三十家。园置长丞,周卫奉守如法。 . Kinh Lễ nói:"Vi nhân hậu giả, vi chi tử dã". Cho nên thân sinh phụ mẫu nếu đã bị hàng vị, thì không nên tự tôn hiệu cùng hưởng tế, đây là cựu lệ của tổ tông. Nay bệ hạ là người thừa tự của Hiếu Chiêu Đế-Hậu, kế thừa tổ tông đại tế, càng không thể vượt quá quy định của tổ tông. Muốn kính cẩn hành sự, nên y theo Hiếu Chiêu hoàng đế định: Cố Thái tử lập mộ ở huyện Hồ, mộ của Sử lương đệ lập ở phía bắc Bác Vọng uyển, lăng mộ của Sử hoàng tôn ở phía Bắc của Quảng Minh. Thụy pháp viết:"Thụy giả, hành chi tích dã". Thần xin nghị truy tôn thụy hiệu cho Sử hoàng tôn là Điệu, Vương phu nhân tức là Điệu hậu, đối chiếu quy cách của Chư hầu Vương để thành lập viên tẩm, phối trí thái ấp cung phụng 300 hộ. Cố Hoàng thái tử thụy là Lệ, phối trí thái ấp cung phụng là 200 hộ. Sử lương đệ thụy là Lệ phu nhân, bố trí thái ấp cung phụng cho mộ là 30 hộ. Viên tẩm từng vị nên thiết trí Trưởng thừa, Chu vệ phòng thủ đều như chế pháp đã định. |
” |
— Lời tấu nghị truy tặng cho gia đình Lệ Thái tử |
Căn cứ khảo cổ hiện tại, khu vực mộ của Lệ Thái tử Lưu Cứ được gọi là Lệ Thái tử mộ (戾太子墓), tọa lạc ở phía Nam của thôn Để Đổng thuộc trấn Dự Linh (豫灵镇底董村), cách 50 km về phía Tây so với thành phố Linh Bảo, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Thụy hiệu của Lưu Cứ là chữ [Lệ; 戾], sách cổ có niên đại xưa nhất về giải thích thụy hiệu là Dật Chu thư (逸周书), trong phần "Thụy pháp giải" (谥法解) có ghi: 「"Bất hối tiền quá viết Lệ. Bất tư thuận thụ viết Lệ. Tri quá bất cải viết Lệ"; 不悔前過曰戾;不思順受曰戾;知過不改曰戾。」. Cả 3 ý đều đại khái rằng, không ân hận việc đã làm, không nghĩ đến việc thuận theo và biết mà không đổi thì gọi là ["Lệ"]. Có thể thấy rõ, dựa theo lý giải có từ đời nhà Chu, chữ "Lệ" này mang nghĩa tiêu cực và có ý trách mắng Lưu Cứ. Đổng Trọng Thư cũng có nói qua sự tiêu cực khi dùng chữ "Lệ" này: ["Hữu kỳ công vô kỳ ý vị chi Lệ, Vô kỳ công hữu kỳ ý vị chi Tội"; 有其功无其意谓之戾,无其功有其意谓之罪].
Sử gia Thần Toản (臣瓒) chú thích ở "Tuyên Đế kỷ" trong Hán thư có nói: 「"Thái tử giết Giang Sung là trừ đi giặc loạn, mà việc không được minh xét. Sau Vũ Đế giác ngộ, đem giết cả nhà họ Sung, Tuyên Đế bất đắc dĩ thêm thụy xấu vậy"; 太子诛江充以除谗贼,而事不见明。后武帝觉寤,遂族充家,宣帝不得以加恶谥也。」.
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]- Sử lương đệ (史良娣; ? - 91 TCN), sinh Lưu Tiến.
- Lý thị (李氏), xuất thân từ nhà Lý Quảng Lợi[68].
- Hậu duệ:
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, Kể chuyện Tần Hán, mục Lệ Thái tử Lưu Cứ
- ^ 《史记·卷四十九·外戚世家第十九》: 而子夫後大幸,有宠,凡生三女○索隐按:谓诸邑、石邑及卫长公主後封当利公主是。一男。男名据。
- ^ 班固《汉书·贾邹枚路传》载:“武帝春秋二十九乃得皇子,群臣喜,故皋与东方朔作《皇太子生赋》及《立皇子禖祝》,受诏所为,皆不从故事,重皇子也。 ”
- ^ Chu Mục, Trần Thâm, sách đã dẫn, tr 299
- ^ Hướng Tư, sách đã dẫn, tr 140
- ^ 班固《汉书·武五子传》载:“戾太子据,元狩元年立为皇太子,年七岁矣。初,上年二十九乃得太子,甚喜,为立禖,使东方朔、枚皋作禖祝。少壮,诏受《公羊春秋》,又从瑕丘江公受《谷梁》。及冠就宫,上为立博望苑,使通宾客,从其所好,故多以异端进者。”
- ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 63”.
- ^ 唐代司马贞在《史记索隐》对此的解释是: “卫子夫之子曰卫太子,女曰卫长公主。是卫后长女,故曰长公主,非如帝姊曰长公主之例。”
- ^ 司马迁《史记·万石张叔列传》:“及孝景即位,以为九卿;迫近,惮之,【集解】:张晏曰:“以其恭敬履度,故难之。”徙奋为诸侯相。奋长子建,次子甲,次子乙,【集解】:徐广曰:“一作‘仁’。”【正义】:颜师古云:“史失其名,故云甲乙耳,非其名也。”次子庆,皆以驯行孝谨,【集解】:徐广曰:“驯,一作‘训’。”【索隐】:驯音巡。官皆至二千石。於是景帝曰:“石君及四子皆二千石,人臣尊宠乃集其门。”号奋为万石君。”
- ^ 司马迁《史记·万石张叔列传》载:“元狩元年,上立太子,选群臣可为傅者,庆自沛守为太子太傅,七岁迁为御史大夫。”
- ^ 《汉书·儒林传》:“瑕丘江公,受《谷梁春秋》及《诗》于鲁申公,传子至孙为博士。武帝时,江公与董仲舒并。”
- ^ 《汉书·儒林传》:“于是上因尊《公羊》家,诏太子受《公羊春秋》,由是《公羊》大兴。太子既通,复私问《谷梁》而善之。”
- ^ 《三辅黄图·卷四》:“博望苑,武帝立子据为太子,为太子开博望苑以通宾客。《汉书》曰:"武帝年二十九乃得太子,甚喜。太子冠,为立博望苑,使之通声客从其所好。"。又云"博望苑在长安城南,杜门外五里有遗址。"”
- ^ 司马迁《史记·卫将军骠骑列传》:“大将军谢曰:‘自魏其、武安之厚宾客,天子常切齿。彼亲附士大夫,招贤绌不肖者,人主之柄也。人臣奉法遵职而已,何与【索隐】:音预。招士!’”
- ^ 班固《汉书·武五子传》载:“戾太子据,元狩元年立为皇太子,年七岁矣。初,上年二十九乃得太子,甚喜,为立禖,使东方朔、枚皋作禖祝。少壮,诏受《公羊春秋》,又从瑕丘江公受《谷梁》。及冠就宫,上为立博望苑,使通宾客,从其所好,故多以异端进者。”
- ^ 班固《汉书 公孙弘卜式儿宽传》载:卜式拔于刍牧,弘羊擢于栗竖,卫青奋于奴仆,日磾出于降虏,斯亦曩时版筑饭牛之朋已。汉之得人,于兹为盛
- ^ 《资治通鉴·卷二十二》:“及长,性仁恕温谨,上嫌其材能少,不类己;而所幸王夫人生子闳,李姬生子旦、胥,李夫人生子,皇后、太子宠浸衰,常有不自安之意。”
- ^ 司马光《资治通鉴·卷二十二》:“上觉之,谓大将军青曰:“汉家庶事草创,加四夷侵陵中国,朕不变更制度,后世无法;不出师征伐,天下不安;为此者不得不劳民。若后世又如朕所为,是袭亡秦之迹也。太子敦重好静,必能安天下,不使朕忧。欲求守文之主,安有贤于太子者乎!闻皇后与太子有不安之意,岂有之邪?可以意晓之。”
- ^ 司马光《资治通鉴·卷二十二》:“大将军顿首谢。皇后闻之,脱簪请罪。太子每谏征伐四夷,上笑曰:“吾当其劳,以逸遗汝,不亦可乎!””
- ^ 《资治通鉴·卷二十二》:“上每行幸,常以后事付太子,宫内付皇后。有所平决,还,白其最,上亦无异,有时不省也。”
- ^ 《资治通鉴·卷二十二》:“上用法严,多任深刻吏。太子宽厚,多所平反,虽得百姓心,而用法大臣皆不悦。皇后恐久获罪,每戒太子,宜留取上意,不应擅有所纵舍。上闻之,是太子而非皇后。”
- ^ 《资治通鉴·卷二十二》:“群臣宽厚长者皆附太子,而深酷用法者皆毁之。邪臣多党与,故太子誉少而毁多。卫青薨后,臣下无复外家为据,竞欲构太子。”
- ^ Hoàng môn (黃門), là cách gọi ngắn thường chỉ đến Hoàng môn Thị lang, là một nhóm quan lại phục vụ gần Hoàng đế, do cửa cung đều sơn màu vàng, do vậy có tên này. Người nhậm chức có thể là quan viên bình thường, lại có thể là hoạn quan.
- ^ 《资治通鉴·卷二十二》:“上与诸子疏,皇后希得见。太子尝谒皇后,移日乃出。黄门苏文告上曰:"太子与宫人戏。"上益太子宫人满二百人。太子后知之,心衔文。
- ^ 《资治通鉴·卷二十二》:“文与小黄门常融、王弼等常微伺太子过,辄增加白之。皇后切齿,使太子白诛文等。太子曰:"第勿为过,何畏文等!上聪明,不信邪佞,不足忧也"上尝小不平,使常融召太子,融言"太子有喜色",上嘿然。及太子至,上察其貌,有涕泣处,而佯语笑,上怪之;更微问,知其情,乃诛融。皇后亦善自防闲,避嫌疑,虽久无宠,尚被礼遇。”
- ^ 《汉书·蒯伍江息夫传》:江充字次倩,赵国邯郸人也。充本名齐,有女弟善鼓琴歌舞,嫁之赵太子丹。齐得幸于敬肃王,为上客。久之,太子疑齐以己阴私告王,与齐忤,使吏逐捕齐,不得,收系其父兄,按验,皆弃市。齐遂绝迹亡,西人关,更名充。诣阙告太子丹与同产姊及王后宫奸乱,交通郡国豪猾,攻剽为奸,吏不能禁。书奏,天子怒,遣使者诏郡发吏卒围赵王宫,收捕太子丹,移系魏郡诏狱,与廷尉杂治,法至死。赵王彭祖,帝异母兄也,上书讼太子罪,言“充逋逃小臣,苟为奸讹,激怒圣朝,欲取必于万乘以复私怨。后虽亨醢,计犹不悔。臣愿选从赵国勇敢士,从军击匈奴,极尽死力,以赎丹罪。”上不许,竟败赵太子。
- ^ 《汉书·蒯伍江息夫传》:贵戚近臣多奢僣,充皆举劾,奏请没入车马,令身待北军击匈奴。奏可。充即移书光禄勋、中黄门,逮名近臣侍中诸当诣北军者,移劾门卫,禁止无令得出入宫殿。于是贵戚子弟惶恐,皆见上叩头求哀,愿得入钱赎罪。上许之,令各以秩次输钱北军,凡数千万。上以充忠直,奉法不阿,所言中意。
- ^ 《汉书·蒯伍江息夫传》:后充从上甘泉,逢太子家使乘车马行驰道中,充以属吏。太子闻之,使人谢充曰:“非爱车马,诚不欲令上闻之,以教敕亡素者。唯江君宽之!”充不听,遂白奏。上曰:“人臣当如是矣。”大见信用,威震京师。
- ^ 《汉书》载:“贺子敬声,代贺为太仆,父子并居公卿位。敬声以皇后姊子,骄奢不奉法,征和中擅用北军钱千九百万,发觉,下狱。是时,诏捕阳陵朱安世不能得,上求之急,贺自请逐捕安世以赎敬声罪。上许之。后果得安世。安世者,京师大侠也,闻贺欲以赎子,笑曰:“丞相祸及宗矣。南山之行不足受我辞,斜谷之木不足为我械。”安世遂从狱中上书,告敬声与阳石公主私通,及使人巫祭祠诅上,且上甘泉当驰道埋偶人,祝诅有恶言。下有司案验贺,穷治所犯,遂父子死狱中,家族。 ”
- ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 66”.: 征和二年春,制诏御史:“故丞相贺倚旧故乘高势而为邪,兴美田以利子弟宾客,不顾元元,无益边谷,货赂上流,朕忍之久矣。终不自革,乃以边为援,使内郡自省作车,又令耕者自转,以困农烦扰畜者,重马伤枆,武备衰减;下吏妄赋,百姓流亡;又诈为诏书,以奸传朱安世。
- ^ 《汉书·五行志》载:“后月,巫蛊事兴,帝女诸邑公主、阳石公主、丞相公孙贺、子太仆敬声、平阳侯曹宗等皆下狱死。”
- ^ 《资治通鉴·卷二十二》载:“夏,四月,大风,发屋折木。闰月,诸邑公主、阳石公主及皇后弟子长平侯伉皆坐巫蛊诛。”
- ^ 《汉书·蒯伍江息夫传》载:“充见上年老,恐晏驾后为太子所诛,因是为奸,奏言上疾祟在巫蛊。于是上以充为使者治巫蛊。充将胡巫掘地求偶人,捕蛊及夜祠,视鬼,染污令有处,辄收捕验治,烧铁钳灼,强服之。民转相诬以巫蛊,吏辄劾以大逆亡道,坐而死者前后数万人。”
- ^ 《汉书·武无子传》:“充典治巫蛊,既知上意,白言宫中有蛊气,入宫至省中,坏御座掘地。上使按道侯韩说、御史章赣、黄门苏文等助充。”
- ^ 《汉书·蒯伍江息夫传》载:“是时,上春秋高,疑左右皆为蛊祝诅,有与亡,莫敢讼其冤者。充既知上意,因言宫中有蛊气,先治后宫希幸夫人,以次及皇后,遂掘蛊于太子宫,得桐木人。太子惧,不能自明,收充,自临斩之。”
- ^ 《汉书·武五子传》载:“充遂至太子宫掘蛊,得桐木人。时上疾,辟暑甘泉宫,独皇后、太子在。”
- ^ 《汉书·武五子传》载:太子召问少傅石德,德惧为师傅并诛,因谓太子曰:“前丞相父子、两公主及卫氏皆坐此,今巫与使者掘地得征验,不知巫置之邪,将实有也,无以自明,可矫以节收捕充等系狱,穷治其奸诈。且上疾在甘泉,皇后及家吏请问皆不报,上存亡未可知,而奸臣如此,太子将不念秦扶苏事耶?”太子急,然德言。
- ^ 《汉书·武五子传》载:“征和二年七月壬午,乃使客为使者收捕充等。按道侯说疑使者有诈,不肯受诏,客格杀说。御史章赣被创突亡。自归甘泉。太子使舍人无且持节夜入未央宫殿长秋门,因长御倚华具白皇后,发中厩车载射士,出武库兵,发长乐宫卫,告令百官日江充反。乃斩充以徇,炙胡巫上林中。遂部宾客为将率,与丞相刘屈等战。长安中扰乱,言太子反,以故众不附。太子兵败,亡,不得。 ”
- ^ 《汉书·蒯伍江息夫传》:“太子惧,不能自明,收充,自临斩之。骂曰“赵虏!乱乃国王父子不足邪!乃复乱吾父子也!””
- ^ 《汉书·武五子传》载:“征和二年七月壬午,乃使客为使者收捕充等。按道侯说疑使者有诈,不肯受诏,客格杀说。御史章赣被创突亡。自归甘泉。太子使舍人无且持节夜入未央宫殿长秋门,因长御倚华具白皇后,发中厩车载射士,出武库兵,发长乐宫卫,告令百官日江充反。乃斩充以徇,炙胡巫上林中。遂部宾客为将率,与丞相刘屈等战。长安中扰乱,言太子反,以故众不附。太子兵败,亡,不得。 ”
- ^ 《资治通鉴·卷二十二》:“太子使舍人无且持节夜入未央宫殿长秋门,因长御倚华具白皇后,发中厩车载射士,出武库兵,发长乐宫卫卒。长安拢乱,言太子反。苏文迸走,得亡归甘泉,说太子无状。上曰:“太子必惧,又忿充等,故有此变。”乃使使召太子。使者不敢进,归报云:“太子反已成,欲斩臣,臣逃归。”上大怒。”
- ^ 《汉书 匈奴传上》载:单于使左右难汉使者,曰:“汉,礼义国也。贰师道前太子发兵反,何也?”使者曰:“然。乃丞相私与太子争斗,太子发兵欲诛丞相,丞相诬之,故诛丞相。
- ^ 《汉书·公孙刘田王杨蔡陈郑传》:“是时,上避暑在甘泉宫,丞相长史乘疾置以闻。上问:“丞相何为?”对曰:“丞相秘之,未敢发兵。”上怒曰:“事籍籍如此,何谓秘也?丞相无周公之风矣。周公不诛管、蔡乎?”乃赐丞相玺书曰:“捕斩反者,自有赏罚。以牛车为橹,毋接短兵,多杀伤士众。坚闭城门,毋令反者得出。””
- ^ Tam Phụ (三辅), lại gọi Tam Tần (三秦), nói đến 3 viên quan cai quản 3 khu vực phụ cận Trường An từ đời Hán Vũ Đế đến Đông Hán, là Kinh Triệu doãn, Tả Phùng Dực và Hữu Phù Phong.
- ^ 《汉书·公孙刘田王杨蔡陈郑传》:太子既诛充发兵,宣言帝在甘泉病困,疑有变,奸臣欲作乱。上于是从甘泉来,幸城西建章宫,诏发三辅近县兵,部中二千石以下,丞相兼将。太子亦遣使者挢制赦长安中都官囚徒,发武库兵,命少傅石德及宾客张光等分将,使长安囚如侯持节发长水及宣曲胡骑,皆以装会。
- ^ 《汉书·公孙刘田王杨蔡陈郑传》:“侍郎莽通使长安,因追捕如侯,告胡人曰:“节有诈,勿听也。”遂斩如侯,引骑入长安,又发辑濯士,以予大鸿胪商丘城。”
- ^ 《汉书·公孙刘田王杨蔡陈郑传》:“太子召监北军使者任安发北军兵,安受节已,闭军门,不肯应太子。
- ^ 《汉书·公孙刘田王杨蔡陈郑传》:“驱四市人凡数万众,至长乐西阙下,逢丞相军,合战五日,死者数万人,血流入沟中。丞相附兵浸多,太子军败,南奔覆盎城门,得出。”
- ^ 《资治通鉴·卷二十二》:“庚寅,太子兵败,南奔覆盎城门。司直田仁部闭城门,以为太子父子之亲,不欲急之;太子由是得出亡。”
- ^ 《汉书·公孙刘田王杨蔡陈郑传》:“下吏责问御史大夫曰:“司直纵反者,丞相斩之,法也,大夫何以擅止之?”胜之皇恐,自杀。及北军使者任安,坐受太子节,怀二心,司直田仁纵太子,皆要斩。上曰:“侍郎莽通获反将如侯,长安男子景通从通获少傅石德,可谓元功矣。大鸿胪商丘成力战获反将张光。其封通为重合侯,建为德侯,成为秺侯。”诸太子宾客,尝出入宫门,皆坐诛。其随太子发兵,以反法族。吏士劫略者,皆徙敦煌郡。以太子在外,始置屯兵长安诸城门。
- ^ 《汉书·武无子传》: 书奏, 天子感寤。
- ^ 《汉书·武无子传》:太子之亡也,东至湖,臧匿泉鸠里。主人家贫,常卖屦以给太子。太子有故人在湖,闻其富赡,使人呼之而发觉。吏围捕太子,太子自度不得脱,即入室距户自经。山阳男子张富昌为卒,足蹋开户,新安令史李寿趋抱解太子,主人公遂格斗死,皇孙二人皆并遇害。
- ^ 《汉书·武无子传》:皇孙二人随太子者,与太子并葬湖。
- ^ 《汉书 武五子传》载:初,太子有三男一女,女者平舆侯嗣子尚焉。及太子败,皆同时遇害。卫后、史良娣葬长安城南。史皇孙、皇孙妃王夫人及皇女孙葬广明。
- ^ 《汉书 武五子传》载:久之,巫蛊事多不信。上知太子惶恐无他意,而车千秋复讼太子冤
- ^ 《汉书·公孙刘田王杨蔡陈郑传》载:千秋为高寝郎。会卫太子为江充所谮败,久之,千秋上急变讼太子冤,曰:“子弄父兵,罪当答;天子之子过误杀人,当何罢哉!臣尝梦见一白头翁教臣言。”是时,上颇知太子惶恐无他意,乃大感寤,召见千秋。至前,千秋长八尺余,体貌甚丽,武帝见而说之,谓曰:“父子之间,人所难言也,公独明其不然。此高庙神灵使公教我,公当遂为吾辅佐。”立拜千秋为大鸿胪。
- ^ 《汉书·公孙刘田王杨蔡陈郑传》载:数月,遂代刘屈氂为丞相,封富民侯。千秋无他材能术学,又无伐阅功劳,特以一言寤意,旬月取宰相封侯,世未尝有也。
- ^ 《汉书 文帝纪》载:尽除收帑相坐律令。
- ^ 《汉书 公孙刘田王杨蔡陈郑传》载:其明年,贰师将军李广利将兵出击匈奴,丞相为祖道,送至渭桥,与广利辞决。广利曰:“愿君侯早请昌邑王为太子。如立为帝,君侯长何忧乎?”屈氂许诺。昌邑王者,贰师将军女弟李夫人子也。贰师女为屈氂子妻,故共欲立焉。是时,治巫蛊狱急,内者令郭穰告丞相夫人以丞相数有谴,使巫祠社,祝诅主上,有恶言,及与贰师共祷祠,欲令昌邑王为帝。有司奏请案验,罪至大逆不道。有诏载屈氂厨车以徇,要斩东市,妻子枭首华阳街。贰师将军妻子亦收。贰师闻之,降匈奴,宗族遂灭。
- ^ 《汉书·景武昭宣元成功臣年表》:“秺侯商丘成,以大鸿胪击卫太子,力战,亡它意,侯,二千一百二十户。延和二年七月癸巳封,四年,后二年,坐为詹事侍祠孝文庙,醉歌堂下曰「出居,安能郁郁」,大不敬,自杀。”
- ^ 《汉书·景武昭宣元成功臣年表》:“题侯张富昌,以山阳卒与李寿共得卫太子,侯,八百五十八户。九月封,四年,后二年四月甲戌,为人所贼杀。”
- ^ 《汉书·景武昭宣元成功臣年表》:“邗侯李寿,以新安令史得卫太子,侯,一百五十户。九月封,三年,坐为卫尉居守,擅出长安界,送海西侯至高桥,又使吏谋杀方士,不道,诛。”
- ^ 《资治通鉴·卷二十二》:“初,侍中仆射马何罗与江充相善。及卫太子起兵,何罗弟通以力战封重合侯。后上夷灭宗族、党与,何罗兄弟惧及,遂谋为逆。侍中驸马都尉金日视其志意有非常,心疑之,阴独察其动静,与俱上下。何罗亦觉日意,以故久不得发。是时上行幸林光宫,日小疾臣卧庐,何罗与通及小弟安成矫制夜出,共杀使者,发兵。明旦,上未起,何罗无何从外入。日奏厕,心动,立入,坐内户下。须臾,何罗袖白刃从东厢上,见日,色变;走趋卧内,欲入,行触宝瑟,僵。日得抱何罗,因传曰:“马何罗反!”上惊起。左右拔刃欲格之,上恐并中日,止勿格。日投何罗殿下,得禽之。穷治缚,皆伏辜。”
- ^ 《汉书注》载:言己望而思之,庶太子之魂来归也。
- ^ 《汉书·武五子传》:“上怜太子无辜,乃作思子宫,为归来望思之台于湖。天下闻而悲之。”
- ^ 班固《汉书 宣帝纪》载:六月,诏曰:“故皇太子在湖,未有号谥、岁时祠。其议谥,置园邑。”
- ^ 班固《汉书 武五子传》载:太子有遗孙一人,史皇孙子,王夫人男,年十八即尊位,是为孝宣帝,帝初即位,下诏曰:“故皇太子在湖,未有号谥,岁时祠,其议谥,置园邑。”有司奏请;“《礼》‘为人后者,为之子也’,故降其父母不得祭,尊祖之义也。陛下为孝昭帝后,承祖宗之祀,制礼不逾闲。谨行视孝昭帝所为故皇太子起位在湖,史良娣冢在博望苑北,亲史皇孙位在广明郭北。谥法曰‘谥者,行之迹也’,愚以为亲谥宜曰悼,母曰悼后,比诸侯王国,置奉邑三百家。故皇太子谥曰戾,置奉邑二百家。史良娣曰戾夫人,置守冢三十家。园置长丞,周卫奉守如法。”以湖阌乡邪里聚为戾园,长安白亭东为戾后园,广明成乡为悼园。皆改葬焉。
- ^ 《汉书卷五十四李广苏建传第二十四》敢有女为太子中人,爱幸。敢男禹有宠于太子,然好利,亦有勇。