Bước tới nội dung

Mikoyan MiG-29K

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ MiG-29K)
MiG-29K
Một chiếc MiG-29K tại Triển lãm hàng không MAKS năm 2007
Kiểu Máy bay tiêm kích đa năng hoạt động trên tàu sân bay trong mọi thời tiết
Quốc gia chế tạo Liên Xô/Nga
Hãng sản xuất Mikoyan
Chuyến bay đầu tiên 23 tháng 7 năm 1988; 36 năm trước (1988-07-23)
Bắt đầu
được trang bị
vào lúc
19 tháng 2 năm 2010 (Ấn Độ)[1]
Tình trạng Đang phục vụ
Trang bị cho Hải quân Nga
Hải quân Ấn Độ
Được chế tạo 2005–nay[N 1]
Số lượng sản xuất 81[4][5]
Phát triển từ Mikoyan MiG-29M[6]
Phát triển thành Mikoyan MiG-35[7][8]

Mikoyan MiG-29K (tiếng Nga: Микоян МиГ-29K; tên ký hiệu của NATO: Fulcrum-D)[9] là một loại máy bay tiêm kích đa năng hoạt động trên tàu sân bay trong mọi thời tiết, được Nga phát triển và chế tạo.[10] Việc phát triển bắt đầu vào cuối thập niên 1980 do Phòng thiết kế Mikoyan thực hiện dựa trên mẫu máy bay tiêm kích MiG-29M.[6] Mikoyan mô tả nó là một máy bay tiêm kích phản lực thế hệ 4+.[11][10]

Mẫu sản xuất MiG-29K hiện nay khác với mẫu MiG-29K sản xuất năm 1991 ở các đặc tính trang bị kỹ thuật như: 1 radar đa năng mới, có tên gọi là Zhuk-ME; buồng lái với các màn hình màu đa năng và sử dụng HOTAS (hands-on-throttle-and-stick), các tên lửa không đối không RVV-AE, R-27ER/ET, R-73; tên lửa chống radartên lửa chống hạm cũng như các vũ khí không đối đất dẫn đường chính xác.[12]

MiG-29K không được đặt chế tạo và chỉ có 2 nguyên mẫu được chế tạo ban đầu do Hải quân Nga ưu tiên mẫu Su-27K (sau đó được tái định danh là Su-33) vào đầu thập niên 1990.[13] Phòng thiết kế Mikoyan vẫn không ngừng phát triển MiG-29K mặc dù thiếu hụt tài chính kể từ năm 1992.[12] Chương trình MiG-29K đã được thúc đẩy vào cuối thập niên 1990 để đáp ứng yêu cầu của Ấn Độ về một loại máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay sau khi họ mua một tàu sân bay cũ từ Liên Xô. Chiếc MiG-29K đầu tiên được chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ vào năm 2009.[14] Với những chiếc Su-33 sắp hết thời hạn phục vụ vào năm 2010, Hải quân Nga cũng đã đặt hàng thay thế chúng bằng MiG-29K.

Lịch sử phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Một chiếc MiG-29M. Mikoyan quyết định dùng MiG-29M để chế tạo phiên bản hải quân với tên gọi định danh mới của phiên bản này là MiG-29K

Đề án MiG-29K đã được khởi xướng đầu thập niên 1980 khi Hải quân Liên Xô đã đưa ra yêu cầu phát triển một loại tiêm kích siên âm cho tàu sân bay. Phòng thiết kế Mikoyan (OKB MiG) đã giới thiệu một phiên bản của MiG-29 được trang bị một bộ bánh đáp gia cố khỏe hơn và phần đuôi với một móc hãm với tên gọi MiG-29KVP (Korotkii Vzlet i Posadka - cất hạ cánh trên đường băng ngắn)[15]. Lần thử nghiệm bay đầu tiên vào ngày 21 tháng 8 năm 1982 đã cho thấy mẫu thử nghiệm cần có động cơ mạnh hơn và diện tích cánh lớn hơn[16]. OKB MiG đã quyết định phát triển phiên bản hải quân từ mẫu máy bay MiG-29M (Sản phẩm 9.15) với những sửa đổi của bộ bánh đáp và đôi cánh gấp mới lớn hơn, được đặt tên là Sản phẩm 9-31 hay phổ biết hơn là MiG-29K (Korabelniy - trang bị trên tàu)[17].

MiG-29K bay thử trên đất liền lần đầu tiên vào ngày 23 tháng 7 năm 1988 tại Saky, do phi công thử nghiệm T. Aubakirov điều khiển[18]. Ngày 1 tháng 11 năm 1989, cùng ngày với cuộc thử nghiệm Sukhoi Su-27K, Aubakirov đã thực hiện việc hạ cánh đầu tiên của MiG-29K trên boong tàu sân bay Tbilisi (nay là tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov). Sau đó, cú take-off (cất cánh) đầu tiên của MiG-29K từ boong của tàu sân bay cũng được thực hiện thành công. Trong giai đoạn 1989-1991, MiG-29K tiếp tục được thử nghiệm trên tàu Đô đốc Kuznetsov. MiG-29K khác biệt đáng kể so với mẫu sản xuất MiG-29 ở các đặc điểm trang bị như: 1 radar đa năng mới có tên gọi Zhuk; buồng lái với màn hình hiển thị đơn sắc và sử dụng thanh điều khiển kiểu HOTAS (hands-on-throttle-and-stick); tên lửa không đối không RVV-AE; các loại tên lửa chống radar và chống tàu; cũng như các loại vũ khí không đối đất dẫn đường chính xác. Để bảo vệ động cơ khỏi FOD, cửa dẫn khí của động cơ được gắn các vỉ lưới có thể thu vào được nhằm thay thế các chi tiết phức tạp hơn trên MiG-29.[19]

Hồi sinh

[sửa | sửa mã nguồn]
MiG-29K sơn màu của Hải quân Ấn Độ tại MAKS

Chương trình MiG-29K được hồi sinh sau khi Hải quân Ấn Độ có quyết định mua chiếc tàu sân bay của Hải quân Liên Xô cũ là chiếc Đô đốc Gorshkov. Ấn Độ có nhu cầu trang bị các máy bay tiêm kích đa năng cho tàu sân bay của mình với kích cỡ tàu hạn chế, kích cỡ của MiG-29K đã đáp ứng được như cầu này. Nhóm chiến đấu của tàu có thể sẽ gồm 12 chiếc MiG-29K. Máy bay có một hệ thống điều khiển từ xa, diện tích bề mặt cánh gấp lớn (42 m² so với 38 m²), phương tiện bảo vệ động cơ khi máy bay vận hành ở các sân bay dã chiến, gia cố bộ phận hạ cánh, móc hãm, có các phương pháp đặc biệt để chống ăn mòn trên khung máy bay.[19]

Ngày 20 tháng 1 năm 2004, một thỏa thuận giữa Ấn ĐộNga đã được ký kết với giá trị thỏa thuận là 1,6 tỉ USD, thỏa thuận này về việc bán tàu Đô đốc Gorshkov cho Ấn Độ. Theo thỏa thuận, một nửa số tiền sẽ được chi tại nhà máy chế tạo máy Phương Bắc ở Severodvinsk, để tân trang tàu sân bay Đô đốc Gorshkov, nửa số tiền còn lại được dùng để mua các máy bay tiêm kích MiG-29K và các trực thăng chống ngầm. Khi tàu Đô đốc Gorshkov còn là một phần của Hải quân Liên Xô, nó là một chiếc tàu lai giữa tàu sân baytàu tuần dương, tàu Đô đốc Gorshkov trang bị máy bay cất hạ cánh thẳng đứng. Còn ngày nay, nó sẽ trang bị MiG-29K, và boong tàu bắt buộc phải sửa lại để có đường băng cất cánh và hạ cánh. Phần còn lại của số tiền sẽ dùng để mua 16 chiếc MiG-29K và 10 chiếc trực thăng. MiG-29K cũng có thể được chọn để trang bị cho các tàu sân bay hạng nhẹ mà Ấn Độ dự định phát triển và chế tạo trong nước.[19]

Việc sửa đổi đã được thực hiện theo yêu cầu của Hải quân Ấn Độ; đặt tiêu chuẩn cho tất cả sản phẩm hiện nay, máy bay được trang bị radar Zhuk-ME, động cơ phản lực RD-33MK, tải trọng chiến đấu lên tới 5.500 kg, 13 giá treo vũ khí, thùng nhiên liệu bổ sung ở dọc lưng máy bay và cánh, tăng tổng số lượng nhiên liệu mang được lên 50% so với biến thể đầu của MiG-29 và cập nhật hệ thống điều khiển bay lái bằng dây số 4 kênh. Hiện nay MiG-29K và MiG-29KUB chế tạo dùng chung kiểu nóc buồng lái 2 chỗ kích thước lớn. Với lớp sơn phủ đặc biệt trên MiG-29K, bề mặt phản xạ radar của MiG-29K nhỏ hơn 4 đến 5 lần so với MiG-29 nguyên bản. Các màn hình hiển thị trong buồng lái gồm HUD và 3 màn hình màu đa năng LCD (7 chiếc trên MiG-29KUB) và module GPS Sigma-95 của Pháp và hệ thống chỉ thị mục tiêu trên mũ phi công Topsight E. MiG-29K tương thích hoàn toàn với các loại vũ khí khí tài trang bị cho MiG-29MMiG-29SMT.[20]

Chiếc MiG-29KUB đầu tiên phát triển cho Hải quân Ấn Độ thực hiện chuyến bay đầu tiên tại trung tâm thử nghiệm máy bay Zhukovsky của Nga vào ngày 22 tháng 1 năm 2007.[21]

Một vấn đề là thiếu máy bay AWACS cho tàu sân bay có thể được giải quyết ít nhất một phần bằng sự phát thích hợp của nền tảng MiG-29KUB hai chỗ. Hợp đồng hiện nay cũng cung cấp một lựa chọn cho 30 chiếc máy bay khác với việc giao hàng tới tận năm 2015, nhằm trang bị cho các tàu sân bay nội địa của Hải quân Ấn Độ do Cochin Shipyard Limited (CSL) chế tạo. Đó là lý thuyết để có thể phát triển nền tảng MiG-29KUB với radar mạnh hơn cùng với thiết bị liên kết dữ liệu bay (IFDL) được mã hóa TKS-2/R-098 cho phép nhiều chiếc MiG-29KUB liên kết với nhau hiệu quả, tạo vùng bao phủ nhằm cảnh báo sớm bên cạnh việc còn là máy bay tiêm kích thích hợp trong việc truy đuổi. Việc sử dụng một tỷ lệ đáng kể MiG-29KUB sẽ có thể tăng khả năng hoạt động trong phạm vi chiến tranh điện tử và đánh chặn từ xa.[22]

Hãng sản xuất máy bay Nga MiG đã ký hợp đồng mua 24 hệ thống chỉ thị mục tiêu và hiển thị trên mũ bay TopSight của tập đoàn Thales (Pháp) tại triển lãm hàng không ở Farnborough năm 2012 để trang bị cho các máy bay tiêm kích trên hạm MiG-29K và MiG-29KUB dự định đưa vào trang bị cho không quân hải quân Nga sau khi kiểm nghiệm thành công trên các máy bay MiG của Ấn Độ.

MiG-29K tại sân bay LII Zhukovskiy

Hải quân Nga dự kiến sẽ mua MiG-29K cho chiếc tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov duy nhất của mình. Tờ Bulletin Reports đưa tin vào năm 2009, một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nga nói rằng có thể một hợp đồng sẽ được ký vào năm 2011. Thông tin này đã được xác nhận bởi tổng công trình sư của một trong những doanh nghiệp quốc phòng sản xuất nguyên liệu chế tạo máy bay MiG-29K, trong khi Mikoyan không đưa ra bình luận gì.[23][24]

Theo một ấn phẩm phát hành của Bộ Quốc phòng Nga, Hải quân Nga có một phi đội gồm 19 chiếc Su-33 hoạt động trên tàu sân bay, số máy bay này sẽ hết hạn sử dụng vào năm 2015. Việc sản xuất mới những chiếc Su-33 là có thể nhưng không hiệu quả về kinh tế vì số lượng máy bay là nhỏ. Cùng lúc, MiG-29K sẽ thuận tiện hơn, vì Hải quân Ấn Độ cũng đã đặt mua loại máy bay này. Konstantin Makienko giải thích rằng MiG-29K rẻ hơn, tiết kiệm hơn trong sản xuất và phát triển do đặt chế tạo hàng loạt. Ấn Độ đã chi 730 triệu USD cho việc phát triển và chuyển giao 16 chiếc MiG-29, trong khi 24 chiếc khác giao cho phi đội của Nga sẽ có giá khoảng 1 tỉ USD.[23]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay tiêm kích đa năng trang bị cho tàu sân bay MiG-29K được thiết kế nhằm bảo vệ vùng không gian phía trên của nhóm tàu chiến đấu, chiếm ưu thế trên không và tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền cũng như trên mặt nước với các vũ khí dẫn đường chính xác cao, MiG-29K được chế tạo để có thể hoạt động ngày, đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. Máy bay được tối ưu cho việc triển khai trên các tàu sân bay có lượng choán nước trung bình.[2]

Máy bay tiêm kích hai chỗ trang bị cho tàu sân bay MiG-29KUB được dùng để huấn luyện phi công cũng như thực hiện các phi vụ chiến đấu giống như máy bay tiêm kích một chỗ MiG-29K.[2]

Trong các thử nghiệm trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, máy bay thực hiện cất cánh nhờ đường băng kiểu ván nhún từ đường băng dài 195 m và 95 m. Theo các kết quả của các thử nghiệm, độ chính xác khi hạ cánh của máy bay là rất cao, do đó khi chuyển sang hệ thống cáp hãm trên tàu Đô đốc Gorshkov máy bay sẽ dễ dàng hạ cánh. Độ chính xác khi hạ cánh được tăng cường thông qua việc bố trí một hệ thống van tiết lưu tự động. Các đặc tính cất cánh khiến nó đóng vai trò tới 90% của các chuyến bay dưới các điều kiện nhiệt đới khi tàu sân bay chạy với tốc độ 10 knot.[12]

Các thay đổi khung máy bay

[sửa | sửa mã nguồn]
MiG-29K gấp cánh, khi ở trên tàu sân bay nó sẽ gấp cánh để tiết kiệm không gian, diện tích

MiG-29K có những điểm tương tự trong bố trí khung như với phiên bản cơ sở MiG-29, nhưng MiG-29K vẫn thực sự là mẫu máy bay mới. Động cơ RD-33MK đời mới có công suất cao hơn 7% sơ với mẫu động cơ RD-33 nguyên bản do sử dụng vật liệu hiện đại để chế tạo động cơ. MiG-29K đã thay đổi hầu hết từ Mikoyan MiG-29M trong khi giữ lại cùng một cấu hình cơ bản. Đối với các hoạt động trên tàu sân bay, khung máy bay, bộ phận hạ cánh, và cần móc đã được gia cố, cánh gấp đã được thêm vào, và bộ phận hạ cánh đã được làm to hơn.[19]

Lực đẩy động cơ được tăng thêm để máy bay có một tốc độ cao hơn khi cất cánh khỏi tàu. Tải nhiên liệu trong thân đã được tăng lên tới 4,560 kg so với 3,340 kg của MiG-29, do MiG-29K loại bỏ khi hút khí phía trên. Tải trọng cũng được tăng lên. Trọng lượng tối đa của máy bay tăng từ 19,5 lên 22,4 tấn. vật liệu composite chiếm 15% được sử dụng rộng rãi trong chế tạo các yếu tố cấu trúc của máy bay. Các hơp kim cao cấp cũng được sử dụng, nhưng ở mức độ thấp hơn.[12]

Tầm bay và hệ thống nhiên liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bán kính chiến đấu của MiG-29K là 850 km (528 dặm) và tầm bay tối đa đạt 3000 km (1.860 dặm) với 3 thùng dầu phụ. Nhiên liệu chứa bên trong MiG-29K là 1.850 lít. Máy bay bị giới hạn tầm bay phù hợp cho những yêu cầu ban đầu của Liên Xô về một máy bay tiêm kích phòng thủ điểm. Đối với các chuyến bay xa hơn, tầm bay có thể tăng lên tới 3000 km với 3 thùng nhiên liệu phụ bỏ được dưới cánh.[25] MiG-29K và MiG-29KUB cũng trang bị với một hệ thống tiếp nhiên liệu khi bay.[2]

Buồng lái

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay được trang bị với 3 màn hình LCD màu hiển thị đa năng và 7 chiếc trên MiG-29KUB, hệ thống điều khiển bay fly-by-wire số 4 kênh, hệ thống tên lửa chống radar bị động của Nga; hệ thống ngắm mục tiêu gắn trên mũ TopSight và máy thu GPS Sigma-95 của Pháp (các hệ thống này cũng được phát triển cho Dassault Rafale); hệ thống đối kháng điện tử (ECM) của Israel; và các thiết bị liên lạc được cung cấp bởi Ấn Độ. Cần điều khiển kiểu HOTAS được sử dụng trên MiG-29K.[2]

Trong buồng lái được trang bị một hệ thống tạo khí oxy do đó không cần tới các bình dưỡng khí.[2]

MiG-29K chế tạo năm 2002 có buồng lái điện tử với các đặc tính tốt hơn do trang bị các màn hình màu tinh thể lỏng linh hoạt. Buồng lái được thử nghiệm bởi các phi công Không quân Nga trên các máy bay tiêm kích MiG-29SMT và được các phi công chấp thuận. Phi công của Không quân Ấn Độ cũng lái những chiếc MiG-29SMT và họ cũng đánh giá cao các phương tiện kiểm soát thông tin của buồng lái.[12]

Tiềm năng của các hệ thống dẫn đường của máy bay sẽ được tăng thêm rõ rệt thông qua việc lắp đặt một hệ thống định vị vệ tinh cũng đã thành công thông qua các thử nghiệm trên máy bay MiG-29SMT. Các khả năng của các máy tính trên máy bay và các hệ thống điều khiển vũ khí cũng được củng cố và tăng cường.[12]

So sánh giữa radar Zhuk-ME (trái) và radar Zhuk-AE (phải)

Radar Zhuk-ME là một phiên bản tiên tiến của radar nguyên bản N010 Zhuk, Zhuk-ME có thêm các chức năng không đối đất tiên tiến như chức năng lập bản đồ và bám sát địa hình. Radar Zhuk-ME là một thành phần cấu thành nên MiG-29K. Các đặc tính cải tiến của radar là cải tiến xử lý tín hiệu và có tầm phát hiện lên tới 120 km đối với mục tiêu có RCS 5 m², đây là các đặc tính dành cho phiên bản xuất khẩu, và radar có thể bám 10 mục tiêu cùng lúc và tấn công cùng lúc 4 mục tiêu đang theo dõi trong chế độ không đối không.[26] Tầm theo dõi của radar là 0.83 - 0.85 của tầm phát hiện. Trong chế độ không đối đất, radar có thể phát hiện một chiếc xe tăng từ khoảng cách 25 km và một cây cầu từ khoảng cách 120 km, một tàu khu trục hải quân có thể bị phát hiện từ xa 300 km và radar có thể theo dõi cùng lúc 2 mục tiêu dưới mặt đất, mặt biển. Radar có trọng lượng 220 kg và vùng quét: góc phương vị là +/- 85 độ, góc tà là +56/-40 độ. Anten là một mảng pha quét điện tử có rãnh và có đường kính 624 mm.[26]

Radar Zhuk-AE được phát triển với cách tiếp cận kiểu mô-đun, cho phép nâng cấp các radar Zhuk-ME hiện có trên máy bay MiG-29 thành tiêu chuẩn radar Zhuk-AE mảng pha quét điện tử chủ động (AESA). Ấn Độ đã vận hành radar mảng pha BAR trên những chiếc Su-30MKI của mình và dự định dùng radar AESA như một yếu tố quan trọng của nền tảng máy bay MRCA.[27] MiG-35 là đối thủ của Eurofighter Typhoon, F/A-18E/F Super Hornet, Dassault Rafale, JAS 39 GripenF-16 Fighting Falcon trong cuộc đua giành hợp đồng cung cấp 126 máy bay chiến đấu đa năng cho Không quân Ấn Đô trong cuộc cạnh tranh MRCA của Ấn Độ. Có một số nguồn tin nói rằng MiG-29K/KUB cung cấp cho Ấn Độ cũng có thể được trang bị radar Zhuk-AE.[28] Cũng có thể Hải quân Nga sẽ dùng radar Zhuk-AE 'AESA' thay cho radar Zhuk-ME trên những chiếc MiG-29K của mình.

Hệ thống điện tử hàng không

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống điều khiển hỏa lực của MiG-29K và MiG-29KUB dự kiến gồm:

  • Hệ thống radar đa chế độ trên máy bay;
  • Hệ thống trinh sát quang điện tử (tìm và bám mục tiêu bằng tia hồng ngoại);
  • Hệ thống chỉ định mục tiêu trên mũ phi công;
  • Thiết bị chỉ định mục tiêu và điều khiển hỏa lực cho các đầu dò tên lửa dùng radar thụ động.

MiG-29K có sẵn một hệ thống trinh sát quang điện tử IRST mới tích hợp với hệ thống laserquang học, và nó sẽ là một thách thức lớn ngay cả với máy bay địch.[2] Hệ thống này là duy nhất trong số các nhiệm vụ nó có thể thực hiện được khi so sánh với các hệ thống IRST cũ. Nó có thể cung cấp các giải pháp ngắm mục tiêu cho các mục tiêu mặt đất và trên không trong phạm vi 15 km. Nó có thể phát hiện tên lửa chỉ nhờ đến nhiệt tỏa ra bởi sức cản không khí khi mũi tên lửa cọ xát với không khí và có thể cung cấp cho phi công một quỹ đạo chi tiết và nó có thể làm tất cả những nhiệm vụ đó trong chiến trường 360 độ so với các phiên bản trước đó mà thường chỉ có vùng quét bao phủ ở trước mặt phi công.

Tiếp nhiên liệu trên không

[sửa | sửa mã nguồn]

MiG-29K và MiG-29KUB có thể thực hiện tiếp nhiên liệu trên không nếu máy bay được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu UPAZ.[2] Khác với MiG-29 đời đầu, MiG-29K được thiết kế để có thể trang bị với một hệ thống tiếp nhiên liệu trên không (ARS) hoặc "buddy store" cho việc tiếp nhiên liệu từ máy bay khác.[19]

Động cơ

[sửa | sửa mã nguồn]
Động cơ Klimov RD-33MK tại MAKS 2009

Hai nguyên mẫu chế tạo trong thập niên 1980, mỗi chiếc được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt Klimov RD-33MK với chế độ đốt tăng lực sẽ đạt lực đẩy 86,3 kN (19.400 lb) và lực đẩy cất cánh có thể đạt 92,2 kN (20.723 lb) cho các hoạt động trên tàu.[29]

MiG-29K được trang bị hai động cơ Klimov RD-33MK "Morskaya Osa" (tiếng Nga: Морская Оса: "Sea Wasp"), đây là mẫu mới nhất trong dòng động cơ RD-33. Được phát triển vào năm 2001, nó dự định sẽ dùng để trang bị cho các máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu MiG-29K và MiG-29KUB, tuy nhiên nó cũng được trang bị cho MiG-35. Các động cơ mới có đặc tính công suất cao hơn 7% so với các mẫu cũ do sử dụng các vật liệu hiện đại trong chế tạo động cơ. Nó vẫn giữ được độ dài và đường kính tối đa trong khi tăng lực đẩy khi đốt tăng lực thêm 9.000 kgf và trọng lượng tịnh là 1,145 kg. Nó cũng chứa các hệ thống làm giảm bức xạ khí thải của động cơ, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của các khí tài quang học và hồng ngoại của địch. Tuổi thọ phục vụ tăng lên tới 4.000 giờ. Những thay đổi mới đảm bảo các máy bay tiêm kích cất cánh trên tàu sân bay mà không cần trợ giúp, duy trì hiệu suất trong môi trường khí hậu nóng và dĩ nhiên, tăng hiệu quả chiến đấu trong phiên bản mới nhất của dòng máy bay tiêm kích MiG-29.[30][31]

Các phương pháp làm giảm tín hiệu phản xạ radar

[sửa | sửa mã nguồn]

Sống sót là một tính năng quan trọng trong thiết kế MiG-29K. Nó không dựa trên công nghệ khó bị phát hiện, như các hệ thống ẩn (stealth). MiG-29K có thiết kế kết hợp của khả năng "tàng hình" (stealth), nâng cao khả năng tác chiến điện tử, giảm tổn thương do vũ khí, sử dụng vũ khí không chiến ngoài tầm nhìn, và các chiến thuật mới mà tích lũy và tổng hợp các phương pháp trên sẽ làm tăng độ an toàn của máy bay và phi công.[20]

MiG-29K giảm sự phản xạ tín hiệu radar do sử dụng rộng rãi vật liệu hấp thụ sóng radar. Lớp phủ đặc biệt có tên là "Taunit" trên thân máy bay sẽ giảm mức tín hiệu phản xạ lại từ 4 đến 5 lần nhờ hấp thu 98.99% sóng radar so với MiG-29 đời đầu.[20] Hệ thống đối kháng điện tử (ECM) được cung cấp bởi Israel. Động cơ phản lực cánh quạt RD-33MK có các hệ thống làm giảm tầm nhìn hồng ngoại và quang học.[30][31]

MiG-29K và vũ khí trang bị tại MAKS

Vũ khí khí tài trang bị cho MiG-29K bao gồm 1 khẩu pháo 30 mm GSh-30-1. Ban đầu khẩu pháo có 150 viên đạn, nhưng sau đó giảm xuống còn 100 viên ở các phiên bản sau. MiG-29K được trang bị bom dẫn đường bằng quang điện và laser, cũng như các loại tên lửa đối đất, đối hải như Kh-25ML/25MP, Kh-29T, Kh-31P/31A, Kh-35U, rocket, bom (bao gồm bom dẫn đường), bom điều khiển KAB-500KR và các thiết bị ngắm bắn tùy chọn gắn ngoài, vũ khí laser. Tên lửa đầu dò thụ động Kh-31P được sử dụng như một tên lửa chống radar. Tên lửa chống hạm Kh-35, Kh-31A được sử dụng để diệt tàu đối phương. Các tên lửa không đối không RVV-AE, R-27ER/ETR-73E được dùng trong không chiến. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà máy bay có thể được sửa đổi để mang vũ khí của các nước khác.[25]

Bán kính của các nhiệm vụ chiến đấu có thể tăng bằng cách thêm các thiết bị ngắm mục tiêu cũng như radar, thiết bị trinh sát và ảnh hồng ngoại.[12]

Thực hiện các nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay tiêm kích một chỗ trang bị trên tàu sân bay MiG-29K dự định sử dụng trong các nhiệm vụ sau:

  • Các cuộc tấn công ngày/đêm với các vũ khí dẫn đường chính xác cao
  • Tác chiến phòng không
  • Hộ tống
  • Hỗ trợ mặt đất từ trên không
  • Chế áp hệ thống phòng không đối phương
  • Tấn công trên biển
  • Trinh sát
  • Forward Air Control (Airborne) (FAC(A))
  • Tiếp nhiên liệu trên không

Máy bay tiêm kích hai chỗ trang bị trên tàu sân bay MiG-29KUB dự định sử dụng trong các nhiệm vụ sau:

  • Tăng cường kỹ năng của phi công và sĩ quan hoa tiêu/vũ khí;
  • Thực hành thao diễn hoạt động chiến đấu;
  • Thực hiện các phi vụ chiến đấu giống như máy bay tiêm kích một chỗ MiG-29K.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Ấn Độ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ấn Độ đã đặt mua MiG-29K và MiG-29KUB. Năm 2004, Ấn Độ đặt mua 16 chiếc (4 chiếc huấn luyện MiG-29KUB và 12 chiếc MiG-29K).[19] MiG-29K sẽ cung cấp khả năng tấn công không đối không và không đối đất chính xác. Các đợt giao máy bay bắt đầu vào tháng 12 năm 2009 và sẽ hoàn thành vào năm 2012.[32] Tháng 1 năm 2010, Ấn Độ và Nga ký một thỏa thuận trị giá 1,2 tỉ USD, trong đó Hải quân Ấn Độ sẽ nhận thêm 29 chiếc MiG-29K bổ sung.[33] MiG-29K bắt đầu đưa vào trang bị tại Ấn Độ vào tháng 2 năm 2010.[32]

MiG-29KR của Hải quân Nga được trưng bày tại Căn cứ Không quân Kubinka

Hải quân Nga có một phi đội gồm 21 máy bay chiến đấu Su-33 có thời hạn phục vụ dự kiến kéo dài đến năm 2015.[34] Khoảng 10 đến 12 chiếc sẽ nhận được bản nâng cấp bao gồm thiết bị Gefest SVP-24 hỗ trợ ném bom, mang lại cho chúng khả năng tấn công mặt đất hạn chế, nhưng Hải quân Nga cần nhiều máy bay hơn. Việc mở dây chuyền sản xuất Su-33 với quy mô nhỏ sẽ ít hiệu quả hơn so với việc thực hiện theo đơn đặt hàng MiG-29K của Hải quân Ấn Độ. Ấn Độ đã chi trả 730 triệu USD để Nga phát triển và chuyển giao 16 chiếc, trong khi 24 chiếc cho Hải quân Nga sẽ tiêu tốn khoảng 1 tỷ USD.[23]

Hải quân Nga đã đặt hàng 24 chiếc MiG-29K dành cho tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov vào cuối năm 2009.[35] Việc chuyển giao MiG-29K cho Hải quân Nga bắt đầu vào năm 2010.[36][37] Hải quân Nga sau đó đàm phán với Mikoyan để đặt hàng thêm máy bay MiG-29K/MiG-29KUB vào tháng 8 năm 2011.[38] Một đơn đặt hàng gồm 20 máy bay chiến đấu MiG-29KR và 4 máy bay huấn luyện hoạt động MiG-29KUBR dành cho tàu Đô đốc Kuznetsov, thay thế cho Su-33, đã được chính thức công bố vào tháng 2 năm 2012.[39] Tuy nhiên vào năm 2015, Thiếu tướng Igor Kozhin, Tư lệnh Lực lượng Phòng không và Không lực Hải quân, tuyên bố rằng một trung đoàn máy bay tiêm kích thứ hai sẽ được thành lập để tăng cường lực lượng hiện tại với ý định rằng những chiếc MiG-29K sẽ được sử dụng bởi đơn vị mới này, cùng với những chiếc Su-33 hiện có được tân trang lại để sử dụng thêm.[40][41]

Vào tháng 10 năm 2016, 4 chiếc MiG-29KR/MiG-29KUBR đã thành lập nên một phần của nhóm không quân trên tàu Đô đốc Kuznetsov khi con tàu được triển khai cùng với nhóm tác chiến tàu sân bay của mình đến Địa Trung Hải trong khuôn khổ chiến dịch của Nga tại Syria.[42] Ngày 13 tháng 11 năm 2016, một chiếc MiG-29KUBR đang hoạt động ở Địa Trung Hải đã bị rơi trên đường trở về tàu Đô đốc Kuznetsov.[42][43]

Biến thể

[sửa | sửa mã nguồn]
MiG-29K tại MAKS năm 2007
MiG-29K
Phiên bản chiến đấu chính một chỗ ngồi của Ấn Độ.[2]
MiG-29KR
Phiên bản chiến đấu chính một chỗ ngồi của Nga, thay thế thiết bị của Ukraine và Ấn Độ bằng của Nga.[44]
MiG-29KUB
Phiên bản huấn luyện vận hành song song hai chỗ ngồi của Ấn Độ.[2]
MiG-29KUBR
Phiên bản huấn luyện vận hành song song hai chỗ ngồi của Nga.[45]
MiG-29KVP
(KVP – Korotkaya Vzlet Posadka (Hạ cất cánh thẳng đứng {STOL})) Phiên bản máy bay được chuyển đổi sang tiêu chuẩn Điều 9–12 (hoặc Điều 9–18?) với việc sửa đổi, tăng cường hệ thống phần gầm và móc hãm, sử dụng cho mục đích nghiên cứu về cất hạ cánh trên tàu và đào tạo phi công.[46]

Các nhà khai thác

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia sử dụng Mikoyan MiG-29K tính đến năm 2010
 Nga
 Ấn Độ

Các thông số kỹ thuật (MiG-29K – Izdeliye 9.41)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản vẽ chi tiết kỹ thuật 3 chiều của MiG-29K
Cơ chế gấp cánh của MiG-29K
Ống tiếp nhiên liệu của MiG-29K
Nguồn: Rosoboronexport,[48] Mikoyan,[10] Gordon and Davidson,[49] deagel.com,[4] airforce-technology.com,[50] Business World[51]

Đặc tính chung

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tổ lái: 1
  • Chiều dài: 17.3 m (57.76 ft)
  • Sải cánh: 11.99 m (39.34 ft)
  • Chiều cao: 4.40 m (14.44 ft)
  • Diện tích cánh: 43 m² (462 ft²)
  • Trọng lượng rỗng:
  • Trọng lượng cất cánh: 18,550 kg (40,900 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 24,500 kg (54,000 lb)
  • Động cơ: 2× Klimov RD-33MK, 9,000 kgf (88.2 kN, 19,800 lbf) mỗi chiếc

Đặc tính bay

[sửa | sửa mã nguồn]

Tải trọng vũ khí tối đa là khoảng 6,5 tấn, còn tải trọng chiến đấu thì thấp hơn, đạt mức 5,5 tấn vũ khí (tải trọng chiến đấu là lượng vũ khí tối đa máy bay có thể mang theo mà vẫn có thể tác chiến hiệu quả, còn tải trọng tối đa là lượng vũ khí lớn nhất mà máy bay có thể mang theo khi cất cánh (nhưng không thể tác chiến hiệu quả do tầm bay bị rút xuống quá ngắn), vì vậy cùng 1 máy bay thì tải trọng tối đa luôn lớn hơn khá nhiều so với tải trọng tác chiến).

  • 1 x pháo 30 mm GSh-30-1 với 100 viên đạn
  • 8 giá treo dưới cánh cộng thêm một giá treo dưới thân mang tới 5,500 kg (12,125 lb) vũ khí[53] bao gồm
Tên lửa không đối không (AAM)

8 tên lửa không đối không gồm:

  • AA-11 "Archer" - AAM tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại, 30 km,
  • AA-10 "Alamo" - AAM tầm trung dẫn đường radar bán chủ động/hồng ngoại, 130/120 km,
  • AA-12 "Adder" - AAM tầm trung dẫn đường radar chủ động, 100 km,
Tên lửa không đối đất (AGM)
  • Kh-25ML - dẫn đường laser bán chủ động với đầu nổ kép có thể khoan phá bê tông dày 1 m (39 in), 10 km,
  • Kh-29T/TE - dẫn đường vô tuyến, 12–40 km,
  • Kh-35U - dẫn đường radar chủ động, tên lửa tầm xa, 130 km,
Tên lửa chống radar
  • Kh-25MP - biến thể chống radar của tên lửa Kh-25, 40 km,
  • Kh-31P - tên lửa chống radar đầu dò thụ động, 110 km,
Tên lửa chống hạm
  • Kh-31A - tên lửa chống tàu tầm trung, 70 km
  • Kh-35 - tên lửa chống tàu tầm xa dẫn đường bằng radar chủ động, 130 km,
Bom
  • FAB-500
  • FAB-1000, (1,500 kg / 3,300 lb),
  • KAB-500KR - bom thả và quên dẫn đường bằng vô tuyến quang điện tử
Các vũ khí, khí tài khác gắn ngoài
  • Pháo sáng/Mồi bẫy nhiệt hoặc thiết bị cảnh báo

MAWS

  • Thiết bị đối kháng điện tử (ECM) hoặc
  • Thiết bị ngắm mục tiêu hoặc'
  • Thùng dầu phụ bỏ được hoặc'
  • Hệ thống tiếp nhiên liệu trên không UPAZ (ARS).
Hệ thống điện tử hàng không
  • Radar Zhuk -ME[2]
  • Hệ thống khí tài trinh sát quang điện tử (IRST).[2]
  • Thiết bị cảnh báo radar chiếu xạ SPO-15 Beryoza

Máy bay liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay tương tự

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Serial production began in 2005 for Indian MiG-29K/KUB aircraft.[2][3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Parsons, Gary (ngày 19 tháng 2 năm 2010). “Indian MiGs enter service”. AirForces Monthly. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên deagel
  3. ^ “29K Fighters Face Problems”. DefenseNews.com.
  4. ^ a b “Mig-29K”. Deagel.com. Bản gốc lưu trữ 7 Tháng sáu năm 2011. Truy cập 17 Tháng Ba năm 2010.
  5. ^ “Engine, design deficiencies — Third crash puts Russian MiG-29K back in focus”. The print.
  6. ^ a b Gordon and Davison 2005, p. 40.
  7. ^ Brown, Daniel (3 tháng 12 năm 2018). “7 photos of the MiG-35, a highly maneuverable fighter jet that Russia hopes will keep the MiG corporation in business”. Business Insider. Truy cập 30 Tháng Một năm 2021.
  8. ^ Mader, Georg (3 tháng 7 năm 2019). “What does the MiG-35 bring to air combat? Interview with Anastasia Kravchenko”. Defence iQ. Truy cập 2 Tháng hai năm 2020.
  9. ^ Suciu, Peter (15 tháng 3 năm 2021). “=MiG-29K: Why Russia Is Sending This Dangerous Fighter to the Arctic”. The National Interest.
  10. ^ a b c MiG-29K/MiG-29KUB page Lưu trữ 2013-03-17 tại Wayback Machine. RAC MiG.
  11. ^ “Mikoyan MiG-29K Infographics”. RIA Novosti. Bản gốc lưu trữ 22 tháng Mười năm 2014. Truy cập 9 tháng Năm năm 2014.
  12. ^ a b c d e f g “Mig-29”. Bản gốc lưu trữ 10 Tháng tư năm 2021. Truy cập 26 Tháng tư năm 2010.
  13. ^ David Donald & Daniel J. March (2001). Carrier Aviation Air Power Directory. Norwalk, CT: AIRtime Publishing. tr. 152–153. ISBN 1-880588-43-9.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  14. ^ "Russia delivers 4 MiG-29 fighters to India". RIA Novosti, 12 tháng 2 năm 2009
  15. ^ Belyakov and Marmain 1994, pp. 446-449.
  16. ^ Belyakov and Marmain 1994, p. 449.
  17. ^ Belyakov and Marmain 1994, pp. 449-450.
  18. ^ Belyakov and Marmain 1994, p. 452.
  19. ^ a b c d e f [1]. global security
  20. ^ a b c “Rac MiG News”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2005. Truy cập 1 tháng Bảy năm 2010.
  21. ^ “en.rian.ru Fulcrum”. Bản gốc lưu trữ 28 Tháng Một năm 2007. Truy cập 1 tháng Bảy năm 2010.
  22. ^ “WHAT”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2010. Truy cập 1 tháng Bảy năm 2010.
  23. ^ a b c Russian Navy will probably buy 24 MiG-29K fighters designed for India
  24. ^ “New fighter jets for Admiral Kuznetsov - BarentsObserver”. 2 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2011.
  25. ^ a b MiG-29K FULCRUM
  26. ^ a b “Rosoboronexport Catalogue”. Bản gốc lưu trữ 3 Tháng mười hai năm 2006. Truy cập 3 tháng Bảy năm 2010.
  27. ^ “Phazotron Zhuk AE AESA Radar”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2014. Truy cập 3 tháng Bảy năm 2010.
  28. ^ Defunct Humanity: Indian MiG-29K and MiG-29KUB operate from the Russian carrier
  29. ^ Gordon and Davison 2005, pp. 46, 92.
  30. ^ a b (tiếng Nga) Klimov:: Production:: Aircraft Program:: RD-33MK Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine
  31. ^ a b http://klimov.ru/f/download/press-kit/2100054687/2100054340/
  32. ^ a b "Indian MiGs enter service". AirForces Monthly, 19 tháng 2 năm 2010.
  33. ^ India, Russia to ink $1.2 bn deal for 29 more MiG-29Ks. Times of India
  34. ^ 'Sea Flankers' prepare for Syria”. Combat Aircraft. 30 tháng 9 năm 2016. Bản gốc lưu trữ 6 tháng Mười năm 2016.
  35. ^ “Russian Navy to buy 24 MiG-29K carrier-based fighters”. RIA Novosti. 9 tháng 10 năm 2009. Truy cập 5 tháng Bảy năm 2011.
  36. ^ “Russian Navy to buy 24 MiG-29K carrier-based fighters”. Globalsecurity.org. Truy cập 5 tháng Bảy năm 2011.
  37. ^ “New fighter jets for Admiral Kuznetsov”. Barents Observer. 25 tháng 9 năm 2009. Bản gốc lưu trữ 7 tháng Bảy năm 2011. Truy cập 5 tháng Bảy năm 2011.
  38. ^ “MiG close to Russian Navy MiG-29 deal”. RIA Novosti. 12 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ 29 tháng Mười năm 2012.
  39. ^ “Russia Orders Bombers and Fighters”. Aviation Week & Space Technology. New York: McGraw-Hill. 174 (9): 15. 5 tháng 3 năm 2012. ISSN 0005-2175.
  40. ^ “Russian Navy to Form Second Aircraft Carrier Aviation Regiment with MiG-29K/KUB”. NavyRecognition.com. 26 tháng 8 năm 2015. Truy cập 17 Tháng mười một năm 2015.
  41. ^ “In 2015 naval aviation to receive more than 20 MiG-29K aircraft”. Bộ Quốc phòng Nga. Truy cập 17 Tháng mười một năm 2015.
  42. ^ a b “Russian Navy MiG-29K lost in Mediterranean”. Combat Aircraft. 14 tháng 11 năm 2016. Bản gốc lưu trữ 16 Tháng mười một năm 2016. Truy cập 9 Tháng mười hai năm 2016.
  43. ^ Mizokami, Kyle (5 tháng 12 năm 2016). “Russia's Sad, Smokey Aircraft Carrier Loses Second Fighter in Two Weeks”. Popular Mechanics.
  44. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Janes20160707
  45. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên combataircraft
  46. ^ Gunston, Bill (1995). The Osprey Encyclopaedia of Russian Aircraft 1875–1995. London: Osprey. tr. 228. ISBN 1-85532-405-9.
  47. ^ http://livefist.blogspot.com/2009/08/exclusive-mig-29k-squadron-to-be-called.html
  48. ^ “MIG-29K”. Rosoboronexport. Truy cập 23 Tháng tư năm 2020.
  49. ^ Gordon & Davison 2005, pp. 40–44.
  50. ^ “MiG-29 Fulcrum Fighter Bomber”. Airforce Technology.
  51. ^ “Air Force to get 33 new fighter jets, 248 indigenous Astra missiles”. BusinessWorld. Truy cập 2 tháng Bảy năm 2020.
  52. ^ Mikojan MiG-29 datafiles Lưu trữ 2008-06-20 tại Wayback Machine. FLUG REVUE.
  53. ^ “MiG-29K/KUB Fulcrum-D”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2008. Truy cập 12 tháng Chín năm 2009.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]