Ngày Ada Lovelace
Ngày Ada Lovelace | |
---|---|
Chiếc bánh kem có in logo đại diện cho Ngày Ada Lovelace | |
Tên chính thức | Ada Lovelace Day |
Ngày | Thứ Ba thứ hai của Tháng Mười |
Tần suất | Hàng năm |
Ngày Ada Lovelace là một sự kiện quốc tế diễn ra hàng năm được tổ chức vào ngày Thứ Ba thứ hai của tháng 10. Ngày này được đặt tên theo Ada Lovelace, người được mệnh danh là lập trình viên đầu tiên trên thế giới. Niềm đam mê và tầm nhìn của bà đối với công nghệ, đã biến bà trở thành một biểu tượng mạnh mẽ cho phụ nữ hiện đại trong lĩnh vực công nghệ. Trong ngày Ada Lovelace, các sự kiện và hoạt động được tổ chức để tôn vinh thành tựu và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, và toán). Các hoạt động thường bao gồm các bài giảng, hội thảo, triển lãm và nhiều sự kiện cộng đồng khác.[1][2]
Bà Suw Charman-Anderson, người sáng lập ra dự án Ngày Ada Lovelace, chia sẻ: "Ngày Ada Lovelace là ngày để kể những câu chuyện của những người phụ nữ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Những câu chuyện này vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc truyền cảm hứng cho các bé gái và phụ nữ đang cân nhắc theo học STEM, những câu chuyện còn cho thấy rằng họ cũng có thể theo đuổi sự tò mò của mình và xây dựng lên sự nghiệp. Còn với những phụ nữ đã theo đuổi STEM, qua đó họ cũng có thể thấy rằng họ không đơn độc và chạm tới thành công là điều có thể. Và cũng chính họ sẽ đem đến cho người khác những câu chuyện của họ nhằm thấu hiểu, truyền cảm hứng và hỗ trợ những người phụ nữ trong đời họ."[3]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 2009, bà Suw Charman-Anderson đã đăng một "lời tuyên thệ" lên trang xã hội PledgeBank (nền tảng cũ của mySociety): "Tôi sẽ đăng một bài blog vào hôm thứ Ba ngày 24 tháng 3 về một phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ mà tôi ngưỡng mộ nhưng chỉ khi 1.000 người khác cũng làm như vậy." Và đó chính là tiền thân của dự án Ngày Ada Lovelace, khi có tới gần 2000 người tham gia vào đóng góp những bài blog, mục báo cho chủ đề tương tự, trong đó có cả trang The Guardian[4], The Telegraph[5], cùng những báo lớn khác đưa tin.[6][7] Suw Charman-Anderson nhận ra rằng vấn đề không phải là thiếu phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ, mà là việc họ không được nhìn nhận và tôn vinh một cách xứng đáng.[8][9]
Kể từ khi thành lập, Ngày Ada Lovelace đã có quy mô quốc tế[10], với các sự kiện được tổ chức bởi các nhóm từ bảo tàng[11], hiệp hội nghề nghiệp, trường đại học, cao đẳng và trung học. Mặc dù Ngày Ada Lovelace là ngày thứ Ba thứ hai của tháng 10, nhưng các sự kiện tôn vinh phụ nữ trong lĩnh vực STEM thường kéo dài trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11 và bao gồm các hoạt động đa dạng, từ các cuộc thi Wikipedia Editathons trực tiếp/từ xa cho đến các buổi thảo luận nhóm và chiếu phim.[12]
Các hoạt động cho ngày lễ tôn vinh này đã càng mở rộng thêm kể từ năm 2009 để nêu bật những đóng góp đa dạng của phụ nữ trong ngành STEM ở các quốc gia khác nhau. Nhiều sự kiện đề cao các sáng kiến chính sách và học bổng liên quan đến tính công bằng, đa dạng và hòa nhập; mang lại không gian và nền tảng cho việc đối thoại và thảo luận về cách thức hoạt động của thiên kiến vô thức, nguyên do chính tạo ra rào cản đối với những đóng góp và tiến bộ của phụ nữ trong các lĩnh vực chuyên môn của STEM.[13]
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Trang chính thức của dự án Ngày Ada Lovelace
- Sự kiện editathons Ngày Ada Lovelace do Wikimedia UK phối hợp tổ chức
- Blog cá nhân của bà Suw Charman-Anderson
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Ada Lovelace
- Bức trần kính
- Lĩnh vực STEM
- Phân biệt giới tính
- Phân cực dựa trên giới tính
- Mất cân bằng giới tính trong lĩnh vực STEM
- Sự khác biệt giới tính về trí thông minh
- Dòng thời gian của phụ nữ trong khoa học
- Ngày Quốc tế Phụ nữ và Trẻ em gái trong Khoa học (11 tháng 2)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Celebration of women in science and tech ending”. BBC. 11 tháng 10 năm 2022.
- ^ “Ada Lovelace Day: We should never forget the first computer programmer”. The Independent. 13 tháng 10 năm 2020.
- ^ “3 reasons why you need to bookmark this inspiring STEM event”. www.stylist.co.uk. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2023.
- ^ Kiss, Jemima (24 tháng 3 năm 2009). “Ada Lovelace Day: A word on Jane McGonigal”. the Guardian (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2023.
- ^ “Five women in technology for Ada Lovelace Day :: Ian Douglas”. web.archive.org. 28 tháng 3 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “History of Ada Lovelace Day – Ada Lovelace Day”. findingada.com. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2023.
- ^ “Ada Lovelace Day: how much do you know about women in science? – quiz”. The Guardian. 14 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2022.
- ^ Gage, Suzi (13 tháng 10 năm 2015). “Why Ada Lovelace Day matters”. The Guardian. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2022.
- ^ “Meet Ada Lovelace, First Computer Programmer, And The Social Technologist Who Founded Day In Her Name”. Women You Should Know. 10 tháng 10 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2018.
- ^ Barbaschow, Asha (7 tháng 4 năm 2022). “A Group of Aussie Women Are Editing Wikipedia Pages for a Good Cause”. Gizmodo (bằng tiếng Anh). Australia. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2022.
- ^ “Women Innovators in Aviation and Space: Wikipedia Edit-a-Thon”. National Air and Space Museum. 28 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2022.
- ^ Hern, Alex (4 tháng 3 năm 2014). “Wikipedia 'edit-a-thon' seeks to boost number of women editors”. The Guardian. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2022.
- ^ Thomson, Freya (2 tháng 11 năm 2022). “Why is Ada Lovelace Day so important?”. Open Access Government (bằng tiếng Anh).