Ngữ tộc Ấn-Iran
Ngữ tộc Ấn-Iran
| |
---|---|
Ngữ tộc Arya | |
Phân bố địa lý | Nam, Trung, Tây Á, Đông Nam Âu và Kavkaz / Tổng số người nói = xấp xỉ 1,5 tỷ sống ở 15 nước |
Phân loại ngôn ngữ học | Ấn-Âu
|
Tiền ngôn ngữ | Ấn-Iran nguyên thủy |
Ngữ ngành con | |
ISO 639-5: | iir |
Glottolog: | indo1320[1] |
Phân bố xấp xỉ của ngữ hệ Ấn-Âu tại lục địa Á-Âu:
Ấn-Iran |
Ngữ tộc Ấn-Iran hay Ngữ tộc Arya[2] là nhánh lớn nhất về số người bản ngữ và số ngôn ngữ của ngữ hệ Ấn-Âu, đồng thời là nhánh cực đông. Các ngôn ngữ trong hệ có hơn 1 tỉ người nói, kéo dài từ châu Âu (tiếng Digan), qua Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Kurd và Zaza–Gorani) đến Kavkaz (tiếng Ossetia), rồi về phía đông tới Tân Cương (tiếng Sarikol) và Assam (tiếng Assam), và về phía nam tới Sri Lanka (tiếng Sinhala) và Maldives (tiếng Dhivehi).
Ngôn ngữ tổ tiên của tất cả ngôn ngữ Ấn-Iran tức ngôn ngữ Ấn-Iran nguyên thủy, có lẽ từng được nói vào thiên niên kỷ 3 TCN. Đôi khi nhóm Dard cũng được thêm vào như nhánh thứ tư, nhưng nay các nhà nghiên cứu thường coi nhóm Dard là một nhánh cổ trong ngữ chi Ấn-Arya.[3]
Ngôn ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Ngữ tộc Ấn-Iran được chia làm ba phân nhóm:
Phần đông ngôn ngữ lớn (về số người nói) thuộc nhánh Ấn-Arya: Hindustan (Hindi–Urdu), Bengal, Punjab, Marathi, Gujarat, Bhojpur, Awadh, Maithil, Odia, Sindh, Assam, Rajasthan, Chhattisgarh, Sinhala, Nepal, và Rangpur. Trong nhánh Iran, ngữ ngôn ngữ lớn là tiếng Ba Tư, Pashtun, Kurd, và Baloch. Ngoài ra, ngữ tộc Ấn-Iran còn có rất nhiều ngôn ngữ nhỏ.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Indo-Iranian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Numeral Types and Changes Worldwide, by Jadranka (EDT) Gvozdanovic, Language Arts & Disciplines,1999, Page 221. Books.google.com. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2013.: "The usage of 'Aryan languages' is not to be equated with Indo-Aryan languages, rather Indo-Iranic languages of which Indo-Aryan is a subgrouping."
- ^ Bashir, Elena (2007). Jain, Danesh; Cardona, George (biên tập). The Indo-Aryan languages. tr. 905. ISBN 978-0415772945.
'Dardic' is a geographic cover term for those Northwest Indo-Aryan languages which [..] developed new characteristics different from the IA languages of the Indo-Gangetic plain. Although the Dardic and Nuristani (previously 'Kafiri') languages were formerly grouped together, Morgenstierne (1965) has established that the Dardic languages are Indo-Aryan, and that the Nuristani languages constitute a separate subgroup of Indo-Iranian.
Tài liệu
[sửa | sửa mã nguồn]- “Contact and change in the diversification of the Indo-Iranic languages” (PDF). Dr. Russell Gray.
- Kümmel, Martin. "Substrata of Indo-Iranic and related questions." Loanwords and substrata. Proceedings of the Colloquium held in Limoges (5th–7th June, 2018). 2020.
- Chakrabarti, Byomkes (1994). A comparative study of Santali and Bengali. Calcutta: K.P. Bagchi & Co. ISBN 81-7074-128-9
- Nicholas Sims-Williams biên tập (2002). Indo-Iranian Languages and Peoples. Oxford University Press.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Swadesh lists of Indo-Iranian basic vocabulary words Lưu trữ 2014-09-03 tại Wayback Machine (from Wiktionary's Swadesh-list appendix)