Bước tới nội dung

Phôngsali

Phôngsali
ຜົ້ງສາລີ
—  Tỉnh  —
Tỉnh lị Phôngsali
Tỉnh lị Phôngsali
Map of Phôngsali Province
Bản đồ Phôngsali
Map showing location of Phôngsali Province in Laos
Tỉnh Phôngsali trên bản đồ Lào
Phôngsali trên bản đồ Thế giới
Phôngsali
Phôngsali
Quốc gia Laos
Tỉnh lịPhongsali
Diện tích
 • Tổng cộng16,270 km2 (6,280 mi2)
Dân số (Thống kê năm 2015)
 • Tổng cộng177.989
 • Mật độ11/km2 (28/mi2)
Múi giờUTC+07
Mã điện thoại088 Sửa dữ liệu tại Wikidata
Mã ISO 3166LA-PH

Phôngsali (tiếng Lào: ຜົ້ງສາລີ; phiên âm: Phông-xa-lì, tiếng Anh: Phongsaly hoặc Phongsali) là một tỉnh của Lào, nằm ở biên giới phía bắc của quốc gia. Tỉnh lị của tỉnh là thị xã Phôngsali. Phongsali nằm trên biên giới giữa Lào với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), và tỉnh Điện Biên của Việt Nam. Văn hóa của tỉnh bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Trung Quốc.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Núi Phu Noi ở bên trái Muang Sing hoặc Myanmar gộp vào địa phận Phongsaly vào cuối thế kỷ 18. Người Hmong định cư ở Phongsaly vào cuối thế kỷ 19, đã di cư từ miền nam Trung Quốc. Năm 1895 theo Công ước Pháp-Thanh khu vực tự trị của người Tai Lue đã sang cho Lào.

Từ năm 1908 đến năm 1910, người Tai Lue đã tiến hành cuộc nổi dậy chống lại chính quyền thuộc địa. Khi cuộc bạo động kết thúc, quân đội thực dân chiếm toàn quyền ở Phongsaly. Năm 1936, Sithon Kommadam và anh trai, Kamphanh bị bỏ tù ở Phongsaly vì tham gia vào cuộc nổi dậy vũ trang chống Pháp của cha ông (Ong Kommandam) 1934-1936.

Sau khi Sithon được phóng thích năm 1945, ông thành lập cơ sở kháng chiến ở Phongsaly, sớm liên hệ với Việt Minh. Cộng sản lên nắm quyền năm 1954 trên địa bàn tỉnh; trong vòng sáu năm, Phu Noy bắt đầu trải qua sự thanh trừng tôn giáo của Phật giáo.

Sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954, các lực lượng cộng sản Pathet Lào ở tỉnh Phongsaly được tập hợp vào các vùng tập kết. Phongsaly được sáp nhập vào Chính phủ Hoàng gia Lào vào ngày 18 tháng 12 năm 1957.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Phôngsali có diện tích 16.270 km2, trong đó 77% diện tích được rừng che phủ. Tỉnh có biên giới với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc về phía bắc và phía tây, với tỉnh Điện Biên của Việt Nam ở phía đông, tỉnh Louangphabang về phía Nam và tỉnh Oudômxai phía tây nam. Ngọn núi cao nhất trong tỉnh là Phou Doychy với độ cao 1.842m. Các khu bảo tồn trong tỉnh bao gồm Khu Bảo tồn Đa dạng sinh học Phou Dene Din và Khu Bảo tồn Nam Lan. Nông nghiệp là ngành kinh tế chính của người dân trong tỉnh. Ngọn núi Phou Fa, ở độ cao 1.625m, nằm gần tỉnh lị và có đường giao thông đến đỉnh núi, nơi có thể nhìn thấy cảnh quan của thành phố. Phần trên cùng của núi cũng được tiếp cận bởi 431 bậc.

Phôngsali có đặc điểm là khí hậu tương đối mát mẻ. Thời tiết trong tỉnh được mô tả là "bốn mùa trong một ngày" với buổi sáng và buổi tối lạnh, ẩm ướt trong ngày và mưa vào buổi chiều, tạo ra những khu rừng xanh tốt.

Các khu bảo tồn

[sửa | sửa mã nguồn]

Các khu rừng lớn của tỉnh ở Khu Bảo tồn Đa dạng sinh thái Quốc gia Phou Den Din NBCA có nhiều động vật hoang dã và nơi không có sự hiện diện của con người.

Tràm chim quan trọng Phou Dendin (IBA), có diện tích 126.000 ha, nằm trong diện tích 222.000 ha Khu bảo tồn đa dạng sinh thái quốc gia Phou Dene Din NBCA. Độ cao của tràm chim IBA thay đổi từ 500 đến 1.900m so với mực nước biển. Các yếu tố địa hình đặc trưng bao gồm sông Nam Ou và lưu vực, khu vực hợp lưu của sông Nam Khang, địa hình núi và sườn dốc. Môi trường sống được đặc trưng bởi rừng xanh khô ráo và đất ngập nước nội địa. Các loài chim nổi tiếng bao gồm Blyth's kingfisher (Alcedo hercules), brown dipper (Cinclus pallasii), brown hornbill (Anorrhinus tickelli), crested kingfisher (Megaceryle lugubris), great hornbill (Buceros bicornis), lesser fish eagle (Ichthyophaga humilis), và rufous-necked hornbill (Aceros nipalensis).

Các đơn vị hành chính trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh được tạo lập bởi các đơn vị hành chính cấp huyện sau:

Bản đồ Tên tiếng Việt Tên tiếng Lào Dân số năm 2015
02-01 Thị xã Phôngsali ຜົ້ງສາລີ 23.337
02-02 Muang May ໃໝ່ 26.361
02-03 Muang Khoua ຂວາ 26.164
02-04 Muang Samphanh ສຳພັນ 24.420
02-05 Muang Boun Neua ບຸນເໜືອ 22.285
04-06 Muang Nhot Ou ຍອດອູ 31.145
02-07 Muang Boun Tay ບຸນໃຕ້ 24.277

Dân số của tỉnh là 165.926 người theo cuộc Tổng điều tra vào tháng 3/2005. Có 13 nhóm dân tộc thiểu số có bản sắc và ngôn ngữ độc lập: Khmu, Thái Đen, Thái Đỏ, Dao, Leu, Hor, Hmong, Akha, Yang, Bid, Lolo và một số dân tộc thiểu số khác. Mỗi nhóm đều có đặc điểm riêng về phong tục hôn nhân cũng như những bí quyết thủ công cụ thể, đồ bạc và đồ trang sức.

Vùng phía bắc của tỉnh là Yot Ou, với dân số 31.000 người sinh sống ở 98 ngôi làng thuộc 11 dân tộc. Đa số người dân là nông dân. Cửa khẩu Lan Toui thông thương sang Trung Quốc, được chỉ định bởi cột mốc số 7.

Ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài tiếng Lào phổ thông, nhiều ngôn ngữ thiểu số được nói ở Phôngsali, hầu hết là tiếng Thái Tai-Kadai, tiếng Hanoish (Tibeto-Burma), và các tiếng Khmu (Austroasiatic). Bảng dưới đây liệt kê các ngôn ngữ được sử dụng ở tỉnh Phongsaly. Bảng sau đây tập hợp nghiên cứu của Kingsada (1999), Shintani Tadahiko (2001), và Kato (2008).

Ngôn ngữ sử dụng ở Phongsaly
Ngôn ngữ Autonym Phân nhánh Địa phương sử dụng Nguồn
Tiếng Tai Lü taj31 lɯ13 Tai Bản U Neua Kingsada (1999)
Yang jaŋ13 Tiếng Tai Bản Long Ngai Kao, huyện Boun Tay Kingsada (1999)
Tai Nä taj53 nə35 Tiếng Tai Bản Lantui, huyện Yot Ou Shintani (2001)
Tiếng Tai Dam kon55 taj55 lam22 Tai Bản Huayhok, huyện Nambak, Tỉnh Luangphabang Shintani (2001)
Phunoi of Phongxaly phu21 noiʔ44 Phunoi Phongxaly town, Phongxaly District Kingsada (1999)
Phunoi of Bun Tay phu21 noi44 (bɑ21) Phunoi Langne village, Bun Tay District Kingsada (1999)
Phongku phɔŋ33 ku55 bɔ11 Phunoi Phongku Long, Bun Tay District Kingsada (1999)
Lao-Pan law33 pan11 ba11 Phunoi Phaophumuang village, Bun Tay District Kingsada (1999)
Lao-Seng lao21 sɛŋ21 Phunoi Chaho village, Bun Tay District Kingsada (1999)
Laoseng kha55 Phunoi Namnat village, Nyot U District Kato (2008)
Pisu (Lao-Phai) pi33 su44 Phunoi Phudokcham village, Phongxaly District Kingsada (1999)
Phu-Lawa phɔŋ33 ku55 Phunoi Phongkulong village, Bun Tay District Shintani (2001)
Phongset phoŋ33 set55 Phunoi Phongset village, Bun Neua District Shintani (2001)
Phunyot phu21 ȵɔt11 Phunoi Namkang village, Namo District, Oudomxai province Kato (2008)
Ko-Pala pa33 la33 tshɔ55 ja11 Akha Sen Kham village, Khua District Kingsada (1999)
Ko-Oma kɔ33 ɔ55 ma11 Akha Nana village, Phongxaly District Kingsada (1999)
Ko-Phuso kɔ33 phɯ55 sɔ33 Akha Phapung Kao village, Bun Neua District Kingsada (1999)
Ko-Puli a11 kha11 pu33 li11 Akha Culaosaen Kao village, Bun Tay District Kingsada (1999)
Ko-Chipia a11 kha11 cɛ11 pja11 Akha Sano Kao village, Bun Tay District Kingsada (1999)
Ko-Eupa ɯ21 pa21 Akha Cabe village, Bun Tay District Shintani (2001)
Ko-Nyaü a11 kha11 ȵa11 ɯ55 Akha Huayphot village, Khua District Shintani (2001)
Ko-Luma lu21 ma21 Akha Lasamay village, Samphan District Shintani (2001)
Sida (Sila) go55 ɯ55 a11 ma11 Akha Chaohoi village, Nyot U District; Phongsai village, Bun Neua District Kingsada (1999)
Sida si33 la33 Akha Longthang village, Nyot U District; Sida village, Luang Namtha District, Luang Namtha province Shintani (2001)
Sila ko55 ɯ21 Akha Namsing village, Nyot U District Kato (2008)
Wanyä (Muchi) wa11 ȵə11 Akha Ipoeching village, Bun Tay District Shintani (2001)
Hani ha21 ȵi21 Akha Sikaoho village, Nyot U District Kato (2008)
Akha Nukui a21 kha21, nu21 ɣø21 a21 kha21 Akha Kungci village, Nyot U District Kato (2008)
Muteun mɔ21 tɯ21 Other Loloish Hunapha village, Namo District, Oudomxai province Kato (2008)
Khongsat su55 ma33 Other Loloish Sutko village, Namo District, Oudomxai province Kato (2008)
Khir la21 ja21 Other Loloish Kang village, Nyot U District Kato (2008)
Phusang pa33 za33 Other Loloish Phusangkao village, Samphan District Kato (2008)
Lolo lo21 lo33 pho21 Other Loloish - Kato (2008)
Khabit khaa bet Khmuic Nale village, Bun Neua District Kingsada (1999)
Khmu kh(ə)m̥muʔ Khmuic Tangkok village, Khua District Kingsada (1999)
Then pram thɛɛn Khmuic Then Sa village, Wiangkham District, Luangphabang province Shintani (2001)
Ho xan13 tshu11 Sinitic Wat Keo village, Phongxaly District Kingsada (1999)
Một khu phố thị xã Phôngsali

Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của nhân dân tỉnh. Phôngsali là cửa ngõ thương mại chính giữa Lào và Trung Quốc, xuất khẩu gỗ xẻ và nhập khẩu một số loại thành phẩm. Ngoài ra còn có một số công ty sản xuất của Trung Quốc trong tỉnh, cùng với các nhà đầu tư nước ngoài khác.

Để thúc đẩy hoạt động kinh tế, 24 làng đã được quy hoạch để lắp đặt các dự án thủy điện nhỏ giúp cung cấp điện năng cho nhân dân. Dự án sử dụng tiềm năng thủy điện của vùng đồi núi có lượng mưa cao. Vật liệu địa phương sẽ được sử dụng để xây dựng các công trình dân dụng và người dân được chuyển giao kỹ năng lập kế hoạch, triển khai và vận hành các cơ sở kể cả việc bảo trì tất cả các hạng mục của dự án bao gồm cả đường dây truyền tải điện. Mục tiêu là giảm nghèo đói trong số những người nghèo nông thôn ở các thôn bản vùng sâu. Dự án được thiết lập và thực hiện với chi phí 210.000 Euro với 48% vốn được hỗ trợ bởi Cơ quan Năng lượng và Môi trường (EEP) Mekong và đối tác triển khai chính là Electriciens Sand Frontieres. Dự án được dự kiến ​​thực hiện trong khoảng thời gian 20 tháng.

Để giảm tệ nạn nghiện thuốc phiện, Tổ chức Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm UNODC đã triển khai Dự án Quỹ Phát triển Thay thế và Xóa bỏ bền vững Phôngsali. Quy mô dự án bao trùm 30 bản thuộc các huyện Khoua và huyện Mai, và cũng giảm thiểu tệ nạn thuốc phiện ở 60 làng thuộc huyện Samphan thông qua các hoạt động phát triển thay thế. Trong những năm cuối của thế kỷ 20, khoảng 3.872 ha của tỉnh đã trồng cây thuốc phiện (chiếm tới 20% tổng sản lượng thuốc phiện cả nước) với 513 ngôi làng trong số 611 có trồng thuốc phiện và tỷ lệ nghiện là 5,6%. Mặc dù chính phủ triển khai dự án cấm trồng cây thuốc phiện bền vững, tất cả các huyện của Phôngsali nằm dưới chuẩn nghèo và là một trong những tỉnh sản xuất thuốc phiện lớn nhất trong nước.

Danh thắng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các danh thắng nổi tiếng trong tỉnh là Chùa Wat Ou-Tai, Chùa Wat Luuu Ou-Neua và Tháp Phou Xay.

Chùa Wat Ou-Tai nằm trong làng Ban Ou- Tai. Nó được xây dựng bởi Praya Chakkawattiraja và được cho là có niên đại lên tờia 500 năm. Hor Thane Keo, bên trong sảnh, là khu thờ phụng chính có tạc tượng Đức Phật. Gian thờ này được xây dựng bằng bùn và có nhiều chi tiết trang trí còn giữ được nguyên trạng. Các cột gỗ của ngôi chùa được kếtrên khối đá; những chiếc cột này cũng được thiết kế đẹp mắt và được trạm khắc hình dao găm, kiếm, hoa và cờ. Có một gian bằng gạch xây dựng trong khu phức hợp chùa được gọi là "Ou Bo Sot" (nghĩa là nơi mà các nhà sư gặp gỡ và thực hiện các nghi thức tôn giáo) thuộc các nhóm sắc tộc Tai Lue.

Chùa Wat Luang Ou-Neua cũng là một ngôi đền cổ kính, nó được xây dựng khoảng 500 năm trước ở làng Ban Ou Neua. Ngôi chùa có mái hai lớp mái lợp theo phong cách kiến ​​trúc người Lue và rất ấn tượng. Ngôi chùa được trang trí bằng các kỹ thuật mỹ thuật truyền thống và các ngôi nhà Một bức tượng Phật lớn và tượng Phật nhỏ được tạc bên trong ngôi đền này.

Tháp Tượng Phou Xay ở trên đỉnh đồi, du khách có thể tiếp cận tháp bằng leo 400 bậc đá.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Michaud, Jean (2006). Peoples of the Southeast Asian Massif. Scarecrow Press. tr. 21–. ISBN 978-0-8108-5466-6.
  • Pholsena, Vatthana (2006). Post-war Laos: The Politics of Culture, History, And Identity. Cornell University Press. tr. 41–. ISBN 978-0-8014-7320-3.
  • Tan, Andrew Tian Huat (2007). A Handbook of Terrorism and Insurgency in Southeast Asia. Edward Elgar Publishing. tr. 354–. ISBN 978-1-84542-543-2.
  • Ruud van Dijk biên tập (2008). Encyclopedia of the Cold War. Taylor & Francis US. tr. 532–. ISBN 978-0-415-97515-5.
  • Williams, Paul; Ladwig, Patrice (ngày 26 tháng 4 năm 2012). Buddhist Funeral Cultures of Southeast Asia and China. Cambridge University Press. tr. 100–. ISBN 978-1-107-00388-0.
Languages
  • Kingsadā, Thō̜ngphet, and Tadahiko Shintani. 1999 Basic Vocabularies of the Languages Spoken in Phongxaly, Lao P.D.R. Tokyo: Institute for the Study of Languages and Cultures of Asia and Africa (ILCAA).
  • Shintani, Tadahiko, Ryuichi Kosaka, and Takashi Kato. 2001. Linguistic Survey of Phongxaly, Lao P.D.R. Tokyo: Institute for the Study of Languages and Cultures of Asia and Africa (ILCAA).
  • Kato, Takashi. 2008. Linguistic Survey of Tibeto-Burman languages in Lao P.D.R. Tokyo: Institute for the Study of Languages and Cultures of Asia and Africa (ILCAA).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]