Bước tới nội dung

Thủy ngân(II) chloride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thủy ngân(II) chloride
Cấu trúc rỗng của thủy ngân(II) chloride
Cấu trúc đặc của thủy ngân(II) chloride
Thủy ngân(II) chloride trong một bình đựng
Danh pháp IUPACMercury(II) chloride
Mercury dichloride
Tên khácCorrosive sublimate
Thủy ngân đichloride
Mercuric chloride
Nhận dạng
Số CAS7487-94-7
PubChem24085
Số EINECS231-299-8
KEGGC13377
Số RTECSOV9100000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • Cl[Hg]Cl

Thuộc tính
Công thức phân tửHgCl2
Khối lượng mol271,4954 g/mol
Bề ngoàichất rắn trắng hoặc không màu
Mùikhông mùi
Khối lượng riêng5,43 g/cm³
Điểm nóng chảy 276 °C (549 K; 529 °F)
Điểm sôi 304 °C (577 K; 579 °F)
Độ hòa tan trong nước3,6 g/100 mL (0 ℃)
7,4 g/100 mL (20 ℃)
48 g/100 mL (100 ℃)
Độ hòa tan4 g/100 mL (ete)
hòa tan trong cồn, aceton, etyl acetat
ít hòa tan trong benzen, CS2, pyridin
tạo phức với amonia, hydrazin, urê, thiourê, thiosemicacbazit, thiocacbohydrazit, selenourê
Độ axit (pKa)3,2 (dung dịch 0,2 M)
MagSus-82,0·10-6 cm³/mol
Chiết suất (nD)1.859
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểorthogonal
Tọa độlinear
Hình dạng phân tửlinear
Mômen lưỡng cực0
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
-230 kJ·mol-1[1]
Entropy mol tiêu chuẩn So298144 J·mol-1·K-1[1]
Dược lý học
Các nguy hiểm
Phân loại của EURất độc T+ (T+)
Ăn mòn C (C)
Nguy hiểm cho môi trường N (N)
NFPA 704

0
4
0
 
Chỉ dẫn RR28, R34, R48/24/25, R50/53
Chỉ dẫn S(S1/2), S36/37/39, S45, S60, S61
Điểm bắt lửakhông bắt lửa
Các hợp chất liên quan
Anion khácThủy ngân(II) fluoride
Thủy ngân(II) bromide
Thủy ngân(II) iodide
Cation khácKẽm chloride
Cadmi(II) chloride
Thủy ngân(I) chloride
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Thủy ngân(II) chloride, còn gọi là chloride thủy ngân (cách gọi cũ là chất ăn mòn)[2] là một hợp chất hóa học của thủy ngân và clo với công thức HgCl2. Đó là một chất rắn tinh thể màu trắng dùng làm chất thử trong phòng thí nghiệm và là một hợp chất phân tử. Ngày trước nó được dùng để điều trị bệnh giang mai, nhưng hiện tại không còn dùng cho các mục đích y học vì độc tính của thủy ngân rất nguy hiểm.

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Người ta có thể thu được thủy ngân(II) chloride từ phản ứng của clo tác dụng lên thủy ngân hoặc thủy ngân(I) chloride, bằng cách thêm axit clohydric vào:

HgNO3 + 2HCl → HgCl2 + H2O + NO2

Nung nóng một hỗn hợp chất rắn gồm thủy ngân(II) sunfat và natri chloride cũng cho ra thủy ngân(II) chloride bay hơi, thăng hoa và ngưng tụ dưới dạng các tinh thể nhỏ hình thoi.

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ứng dụng chính của thủy ngân(II) chloride là làm chất xúc tác cho quá trình acetylen (C2H2) biến đổi thành vinyl chloride (C2H3Cl), tiền thân của polyvinyl chloride:

C2H2 + HCl → CH2=CHCl

Chất phản ứng hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Hợp chất đôi khi được sử dụng để tạo thành một hỗn hợp (hỗn hống) với các kim loại, chẳng hạn như nhôm. Nhôm đã được hỗn hống với thủy ngân sẽ được dùng làm chất khử trong tổng hợp hữu cơ. Kẽm cũng thường được hỗn hống bằng cách sử dụng thủy ngân(II) chloride. Hợp chất còn có thể được sử dụng làm chất ổn định cho các hóa chất và mẫu phân tích.[3]

Trong nhiếp ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủy ngân(II) chloride từng được dùng để khuếch đại ảnh tạo ra hình ảnh tích cực trong quá trình collođion ảnh những năm 1800.[4]

Trong bảo quản mẫu vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Để bảo tồn những mẫu vật nhân loại học và sinh vật học vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các hiện vật này được nhúng vào hoặc được sơn ngoài với một "dung dịch thủy ngân". Việc này làm cho những vật mẫu không bị giảm chất lượng và mục rửa. Là một trong ba hóa chất được sử dụng trong xử lý gỗ đường sắt giữa 1830 và 1856 ở châu ÂuMỹ. Tuy nhiên, phương pháp này ngày nay không còn được áp dụng phổ biến nữa, vì dung dịch thủy ngân có thể tan được trong nước và không có hiệu quả lâu dài, lại còn độc hại. 

Trong y học

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủy ngân(II) chloride từng được dùng để khử trùng vết thương bởi những thầy thuốc Ả Rập thời trung cổ.[5] Và nó vẫn tiếp tục được những bác sĩ Ả Rập thế kỷ XII sử dụng, cho đến khi y học hiện đại chứng minh thủy ngân có độc tính.

Bệnh giang mai và bệnh ghẻ cóc thường được điều trị bằng thủy ngân(II) chloride vào thời xưa trước khi có kháng sinh

Tính độc

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủy ngân chloride có độc tính cao và có hại khi tiếp xúc với cơ thể người.

Đầu độc thủy ngân

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong quyển V của bộ Alexandre Dumas' Celebrated Crimes, tác giả đã kể lại chi tiết lịch sử của Antoine François Desrues, người đã giết một phu nhân quý tộc, Madame de Lamotte, bằng "chất ăn mòn".[6]

Hợp chất khác

[sửa | sửa mã nguồn]

HgCl2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như HgCl2·⅔NH3 là tinh thể không màu, D = 4,79 g/cm³[7], HgCl2·NH3 là chất rắn màu trắng[8], HgCl2·2NH3 là tinh thể hình thoi không màu[9], D = 3,79 g/cm³[7] hay HgCl2·4NH3 là chất rắn màu trắng.[10]

HgCl2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như HgCl2·N2H4 là chất rắn màu trắng.[11]

HgCl2 còn tạo một số hợp chất với NH2OH, như HgCl2·2NH2OH là tinh thể hình kim dài màu trắng.[10]

HgCl2 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như HgCl2·CO(NH2)2 là tinh thể không màu[12], D = 3,58 g/cm³.[13]

HgCl2 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như HgCl2·CS(NH2)2 là tinh thể không màu[12], HgCl2·2CS(NH2)2 là tinh thể hình kim màu trắng[14], HgCl2·3CS(NH2)2 là tinh thể hình kim màu trắng hay HgCl2·4CS(NH2)2 là tinh thể hình kim không màu.[12]

HgCl2 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như HgCl2·2CSN3H5 là tinh thể không màu, D = 2,71 g/cm³.[13]

HgCl2 còn tạo một số hợp chất với CSN4H6, như HgCl2·2CSN4H6 là chất rắn màu trắng.[15]

HgCl2 còn tạo một số hợp chất với CSe(NH2)2, như HgCl2·2CSe(NH2)2 là tinh thể cỡ micromet, màu trắng.[16]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Zumdahl, Steven S. (2009). Chemical Principles 6th Ed. Houghton Mifflin Company. tr. A22. ISBN 0-618-94690-X.
  2. ^ Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Corrosive Sublimate” . Encyclopædia Britannica. 7 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 197.
  3. ^ Foreman, W. T.; Zaugg, S. D.; Faires, L. M.; Werner, M. G.; Leiker, T. J.; Rogerson, P. F. (1992). “Analytical interferences of mercuric chloride preservative in environmental water samples: Determination of organic compounds isolated by continuous liquid-liquid extraction or closed-loop stripping”. Environmental Science & Technology. 26 (7): 1307. doi:10.1021/es00031a004.
  4. ^ Towler, J. (1864). Stereographic negatives and landscape photography. Chapter 28. In: The silver sunbeam: a practical and theoretical textbook of sun drawing and photographic printing. Retrieved on ngày 13 tháng 4 năm 2005.
  5. ^ Maillard, Adam P. Fraise, Peter A. Lambert, Jean-Yves (2007). Principles and Practice of Disinfection, Preservation and Sterilization. Oxford: John Wiley & Sons. tr. 4. ISBN 0470755067.
  6. ^ Dumas, Alexandre (1895). Celebrated Crimes Volume V: The Cenci. Murat. Derues. G. Barrie & sons. tr. 250. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015 – qua Google Books.
  7. ^ a b Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang). Truy cập 13 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ Journal of the Chemical Society (The Society, 1891), trang 987. Truy cập 13 tháng 4 năm 2021.
  9. ^ A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x (J.newton Friend; 1928), trang 54. Truy cập 13 tháng 4 năm 2021.
  10. ^ a b Gmelin-Kraut's Handbuch der anorganischen chemie... unter mitwirkung hervorragender fachgenossen (Gmelin, Leopold, 1788-1853; Kraut, Karl Johann, 1829-1912), trang 712; 1719. Truy cập 13 tháng 4 năm 2021.
  11. ^ Klaus Brodersen – Infrarotspektroskopische Untersuchung von Quecksilber(II)‐Hydrazin‐halogeniden. ZAAC 290 (1–2): 24–34 (tháng 4 năm 1957). doi:10.1002/zaac.19572900104.
  12. ^ a b c Quecksilber: Teil B — Lieferung 4. Schluss der Verbindungen · Formel- und Schlagwortregister für Teil A und B (Gmelin-Institut für Anorganische Chemie und Grenzg; Springer-Verlag, 5 thg 10, 2013 - 1736 trang), trang 1320; 1333–1334. Truy cập 13 tháng 4 năm 2021.
  13. ^ a b Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang), trang 1609. Truy cập 13 tháng 4 năm 2021.
  14. ^ Jahresbericht über die Fortschritte auf dem Gebiete der reinen Chemie, Tập 4 (Laupp, 1877), trang 217. Truy cập 13 tháng 4 năm 2021.
  15. ^ Gary R. Burns – Metal complexes of thiocarbohydrazide. Inorg. Chem. 1968, 7, 2, 277–283 (ngày 1 tháng 2 năm 1968). doi:10.1021/ic50060a022.
  16. ^ Inorganic Syntheses, Tập 16 (John Wiley & Sons, 22 thg 9, 2009 - 223 trang), trang 86–87. Truy cập 14 tháng 4 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]