Tiếng Iceland
Tiếng Iceland | |
---|---|
íslenska | |
Phát âm | ['i:s(t)lɛnska] |
Sử dụng tại | Iceland |
Tổng số người nói | 357.069 (2018) |
Phân loại | Ấn-Âu
|
Ngôn ngữ tiền thân | Bắc Âu Cổ
|
Hệ chữ viết | Latin (biến thể tiếng Iceland) Hệ thống chữ nổi tiếng Iceland |
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ chính thức tại | Iceland Hội đồng Bắc Âu |
Quy định bởi | Học viên Iceland học Árni Magnússon |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-1 | is |
ice (B) isl (T) | |
ISO 639-3 | isl |
Glottolog | icel1247 [1] |
Linguasphere | 52-AAA-aa |
Vùng nói tiếng Iceland: vùng nơi tiếng Iceland là ngôn ngữ chính của số đông vùng nơi tiếng Iceland là ngôn ngữ thiểu số đáng kể | |
Một phần của loạt bài về |
Văn hóa Iceland |
---|
Lịch sử |
Dân tộc |
Ngôn ngữ |
Ẩm thực |
Di sản |
Tiếng Iceland (íslenska, phát âm ['iːs(t)lɛnska] ⓘ) là một ngôn ngữ German và là ngôn ngữ chính thức của Iceland. Đây là một ngôn ngữ Ấn-Âu, thuộc về nhánh Bắc German của nhóm ngôn ngữ German. Về mặt lịch sử, nó từng là ngôn ngữ phân bố xa nhất về phía tây của hệ Ấn-Âu, trước thời kỳ thuộc địa hóa châu Mỹ. Trước đây, tiếng Iceland, Faroe, Norn, và Tây Na Uy tạo nên nhóm Tây Bắc Âu; còn tiếng Đan Mạch, Đông Na Uy và Thụy Điển tạo nên nhóm Đông Bắc Âu. Tiếng Na Uy Bokmål hiện đại được ảnh hưởng bởi cả hai nhóm, do đó các ngôn ngữ Bắc German hiện được chia thành nhóm Scandinavia đất liền và Bắc Âu Hải đảo (gồm có tiếng Iceland).
Đa phần người nói tiếng Iceland—chừng 320.000—sống tại Iceland. Hơn 8.000 người bản ngữ tiếng Iceland sống ở Đan Mạch,[2] trong đó chừng 3.000 là học sinh/sinh viên.[3] Thứ tiếng này cũng được sử dụng bởi chừng 5.000 người tại Hoa Kỳ[4] và bởi hơn 1.400 người ở Canada.[5] Cộng đồng người nói tiếng Iceland lớn nhất nằm ngoài Iceland là ở Manitoba, đáng chú ý là Gimli (Gimli là một từ tiếng Bắc Âu Cổ, nghĩa là 'thiên đường').
Dù 97% dân số Iceland xem tiếng Iceland là tiếng mẹ đẻ của họ,[6] lượng người nói đang suy giảm tại các cộng đồng ngoài Iceland, đặc biệt là Canada.
Học viên Iceland học Árni Magnússon là trung tâm bảo tồn những bản thảo tiếng Iceland thời Trung Cổ, nghiên cứu ngôn ngữ này cũng như nền văn học của nó. Từ năm 1995, ngày 16 tháng 11, sinh nhật của nhà thơ thế kỷ 19 Jónas Hallgrímsson, cũng là Ngày tiếng Iceland.[6][7]
Âm vị
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Iceland có rất ít sự khác biệt ngữ âm theo vùng (sự khác biệt do phương ngữ). Ngôn ngữ này có cả nguyên âm đơn và đôi, phụ âm có thể hữu thanh hay vô thanh.
Phụ âm
[sửa | sửa mã nguồn]Môi | Lưỡi trước | Vòm | Vòm mềm | Thanh hầu | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Mũi | (m̥) | m | (n̥) | n | (ɲ̊) | (ɲ) | (ŋ̊) | (ŋ) | ||
Tắc | pʰ | p | tʰ | t̪ | (cʰ) | (c) | kʰ | k | ||
Xát | xuýt | s̺ | ||||||||
không xuýt | f | v | θ̠ | (ð̠) | (ç) | j | (x) | (ɣ) | h | |
Cạnh lưỡi | (l̥) | l | ||||||||
R | (r̥) | r |
Nguyên âm
[sửa | sửa mã nguồn]Trước | Sau | ||
---|---|---|---|
plain | tròn | ||
Đóng | i | u | |
Gần đóng | ɪ | ʏ | |
Nửa mở | ɛ | œ | ɔ |
Mở | a |
Trước | Sau | |
---|---|---|
Nửa | ei • øi | ou |
Mở | ai | au |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Icelandic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Statbank Danish statistics
- ^ “Official Iceland website”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2016.
- ^ “MLA Language Map Data Center: Icelandic”. Modern Language Association. 8 tháng 11 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010. Based on 2000 US census data.
- ^ “Canadian census 2011”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2016.
- ^ a b “Icelandic: At Once Ancient And Modern” (PDF). Icelandic Ministry of Education, Science and Culture. 2001. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2007.
- ^ “Menntamálaráðuneyti”. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2007.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tiếng Iceland. |