Bước tới nội dung

Võ Thị Sáu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Võ Thị Sáu
Sinh1933
Đất Đỏ, Bà Rịa, Liên bang Đông Dương
Mất23 tháng 1, 1952(1952-01-23) (18–19 tuổi)
Côn Đảo, Quốc gia Việt Nam
Nguyên nhân mấtBị hành quyết
Nơi an nghỉNghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo, Việt Nam
Tên khácChị Sáu
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpDu kích
Năm hoạt động1948–1952
Cha mẹ
  • Võ Văn Hợi (cha)
  • Nguyễn Thị Đậu (mẹ)
Danh hiệuAnh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Võ Thị Sáu (193323 tháng 1, 1952) là một nữ du kích trong Chiến tranh Việt-PhápViệt Nam, người nhiều lần thực hiện các cuộc mưu sát nhắm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt cộng tác với chính quyền thực dân Pháp tại miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.

Nhà nước Việt Nam xem cô như một biểu tượng Liệt sĩ nữ Anh hùng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp và đã truy tặng cho cô danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1993.[1][2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Võ Thị Sáu sinh năm 1933, là con ông Võ Văn Hợi và bà Nguyễn Thị Đậu.[3] Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhiều tài liệu ghi nguyên quán của chị tại xã Phước Thọ (thuộc tổng Phước Hưng Hạ), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.[4] Một số tài liệu khác ghi nguyên quán của chị tại xã Long Mỹ (thuộc tổng Phước Hưng Thượng), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc Long Mỹ, Đất Đỏ, Bà Rịa – Vũng Tàu.[3]

Chị sinh ra trong một gia đình nghèo, cha làm nghề đánh xe ngựa chở khách thuê đi Long Điền, Phước Hải, mẹ buôn bán bún bì chả tại chợ Đất Đỏ, từ nhỏ, chị phải phụ giúp cha mẹ để sinh kế nhai. Năm chị lên 4 tuổi, gia đình chị đã thuê một căn nhà thuộc dãy phố chợ do làng xây dựng để cho thuê mượn. Căn nhà ngày nay thuộc thị trấn Đất Đỏ, được Nhà nước Việt Nam cho phục dựng để làm nhà lưu niệm về chị.[5]

Quá trình hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham gia kháng chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi quân Pháp tái chiếm vùng Đất Đỏ[6] vào cuối năm 1945, các anh trai của chị Sáu đã thoát li gia đình, hoạt động kháng chiến cho phong trào Việt Minh. Chị đã bỏ dở việc học, ở nhà giúp mẹ cha kiếm sống và bí mật tiếp tế cho các anh, vốn công tác trong Chi đội Giải phóng quân của tỉnh Bà Rịa.

Năm 1946, chị theo anh trai là Võ Văn Me vào khu kháng chiến, và trở thành liên lạc viên của Đội Công an xung phong Đất Quân Pháp; đặc biệt là trận tập kích bằng lựu đạn tại lễ kỉ niệm Quốc khánh Pháp ngày 14 tháng 7 năm 1949 tại Đất Đỏ, gây được tiếng vang lớn ở vùng Đất Đỏ. Năm 1947, chị chính thức trở thành đội viên Công an xung phong Đất Đỏ từ khi mới 14 tuổi.[5] Từ đó, chị tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn, ám sát các sĩ quan người Pháp và Việt gian cộng tác với Thực dân Pháp tạo được tiếng vang và sự ủng hộ của quần chúng nhân dân ở trong vùng.[3]

Bị bắt và án tử hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 12 năm 1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Võ Thị Sáu đã bị quân Pháp bắt được.[5] Một số tài liệu khác ghi chị bị bắt vào tháng 2 năm 1950, sau khi chị và đồng đội dùng lựu đạn tập kích, làm hương chức người Việt cộng tác đắc lực với quân Pháp bị thương, ở ngay phiên chợ Tết Canh Dần tại Đất Đỏ.[3][4][7]

Sau khi bị bắt, chị lần lượt bị đưa đi thẩm vấn và giam giữ tại các nhà tù Đất Đỏ, khám đường Bà Rịa và khám Chí Hòa. Tháng 4 năm 1950,[4] tòa án binh của quân đội Pháp đã đưa chị Sáu ra xét xử với tội danh làm chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác với Pháp.

Vào thời điểm xử án, chị chưa tròn 18 tuổi, vì vậy các luật sư bảo vệ chị căn cứ vào điểm này để tranh biện nhằm đưa chị thoát khỏi án tử hình. Mặc dù vậy, tòa án binh Pháp vẫn tuyên án tử hình chị.[7] Bản án này đã gây chấn động dư luận, gây ra sự phản đối mạnh mẽ cả tại Việt Nam và ngay tại nước Pháp. Chính vì vậy, chính quyền quân sự Pháp không thể công khai thi hành bản án. Chị tiếp tục bị giam cầm tại khám Chí Hòa cho đến tận giữa tháng 1 năm 1952 thì bị chính quyền quân sự Pháp chuyển ra Côn Đảo để bí mật thi hành án tử hình khi chị đã được 19 tuổi.

Rạng sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, lúc khoảng 5 giờ, chị bị đưa đến văn phòng giám thị trưởng đặt trước sân Banh I để làm lễ rửa tội. Đến 7 giờ sáng,chị bị đưa đến sân Banh III phụ và bị xử bắn tại đây. Thi hài của chị Sáu được đưa ra Hàng Dương và được chôn tại huyệt đào sẵn. Trong "Sổ giám sát tử vong 1947–1954" còn lưu tại Côn Đảo, có dòng chữ ghi bằng tiếng Pháp: "Le 23 Janvier 1952: 195 G.267 Võ Thị Sáu dite CAM mort 23/1/1952 7h P.Condor Par balles..." (Tù nhân số G 267 Võ Thị Sáu bị xử bắn vào ngày 23/1/1952).[3][8][9]

Những câu nói bất hủ của chị Võ Thị Sáu:

  • "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội".
  • "Tao còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!".
  • "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ".
  • "Tôi không có tội. ...
  • "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước".
  • "Không cần bịt mắt tôi. Hãy để đôi mắt của tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng. Và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người![10]

Tưởng niệm

[sửa | sửa mã nguồn]
Mộ Võ Thị Sáu tại Khu B2 Nghĩa trang Hàng Dương.

Sau khi chị hy sinh chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã công nhận chị là liệt sĩ. Năm 1993, chị được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Năm 1995, Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trình chiếu bộ phim Như một huyền thoại tái hiện cuộc đời chị Võ Thị Sáu.

Khu mộ của chị Võ Thị Sáu tại Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo được tôn tạo nhiều lần và trở thành một trong những điểm tham quan nổi tiếng tại Côn Đảo. Do ảnh hưởng từ các giai thoại hiển linh của chị, nhà lưu niệm chị Võ Thị Sáu luôn đầy ắp các vật phẩm phụng cúng từ nhiều nơi. Thậm chí, có hẳn cả một chương trình viếng mộ chị Võ Thị Sáu tại Hàng Dương vào lúc nửa đêm với rất nhiều người tham dự.

Ngôi nhà mà gia đình cô thuê ở cuối thập niên 1930 đầu thập niên 1940, đã được Nhà nước Việt Nam mua lại đầu thập niên 1980, trùng tu lại nguyên trạng ban đầu và công nhận là di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 15/QĐ-BT ngày 27 tháng 1 năm 1986.[5]

Tại nhiều địa phương ở Việt Nam, tên là Võ Thị Sáu được đặt cho những con đường tại các đô thị[11] cũng như nhiều trường học.

Đầu năm 2021, Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành sắp xếp lại một số phường trên địa bàn thành phố. Theo đó, Phường 6, Phường 7 và Phường 8 tại Quận 3 được sáp nhập thành một phường, phường mới được đặt tên là phường Võ Thị Sáu.[12]

Hình tượng chị Võ Thị Sáu cũng được đưa vào bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn năm 1958. Bộ phim "Người con gái đất đỏ" được trình chiếu năm 1996 tại Việt Nam, được dựa trên những thông tin lịch sử về Võ Thị Sáu. Diễn viên đóng vai Võ Thị Sáu là ca sĩ Thanh Thúy, người được cho là đã thể hiện rất thành công hình tượng nhân vật Võ Thị Sáu.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Sâu nặng nghĩa tình ngày về nguồn”. Báo Công an nhân dân điện tử. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2013.
  2. ^ “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu”. baria-vungtau.dcs.vn. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ a b c d e Cô Võ Thị Sáu bị bắn ở đâu trên Côn Đảo? Lưu trữ 2015-11-17 tại Wayback Machine, Công An Bà Rịa – Vũng Tàu
  4. ^ a b c Về thăm quê hương Anh hùng Võ Thị Sáu Lưu trữ 2013-03-27 tại Wayback Machine, Báo Lâm Đồng
  5. ^ a b c d “Ký ức về căn nhà mang tên Võ Thị Sáu”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2017.
  6. ^ “huyện Đất Đỏ”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2020.
  7. ^ a b “Đó là hành động xúc phạm người anh hùng”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2017.
  8. ^ Hé lộ những giây phút cuối đời của nữ anh hùng huyền thoại Võ Thị Sáu
  9. ^ Vì sao có ngày Phụ nữ Việt Nam?
  10. ^ “Cuộc đời và sự nghiệp kháng chiến của Võ Thị Sáu, nữ anh hùng miền đất đỏ”. VOH - Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  11. ^ “Võ Thị Sáu - Nữ đội viên công an xung phong sống mãi với quê hương”. An Ninh Thủ Đô. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2013.
  12. ^ “Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh”.