Bước tới nội dung

Di tích Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Di tích quốc gia đặc biệt đền Hùng ở Phú Thọ
Di tích văn hóa Miếu Bà Chúa Xứ ở An Giang
Thánh địa Mỹ Sơn
Di tích kiến trúc nghệ thuật nhà thờ đá Phát Diệm ở Ninh Bình
Di tích khảo cổ Hoàng thành Thăng Long ở Hà Nội
Tập tin:Ádfewrwe.jpg
Chùa Trấn Quốc, ngôi chùa gần 1500 tuổi ở Hà Nội

Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóalịch sử"[1]. Ở Việt Nam, một di tích khi đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự gồm: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc giadi tích quốc gia đặc biệt. Tính đến năm 2020, Việt Nam có hơn 41.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 4.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 9.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.[2][3] Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 10 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (chiếm 56% số di tích quốc gia và 46% tổng số di tích). Trong số di tích quốc gia có 112 di tích quốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 di sản thế giới.

Phân loại di tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ Điều 29 Luật di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)[4], các di tích được phân loại như sau:[5]

Di tích lịch sử - văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:

Năm 2010, di tích lịch sử chiếm 51.2% số di tích được xếp hạng. Các di tích này không những có giá trị lịch sửvăn hóa mà còn mang lại những giá trị lớn trên phương diện kinh tế, nhất là kinh tế du lịch.

Di tích kiến trúc nghệ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Các di tích tiêu biểu loại này như Chùa Bút Tháp, phố cổ Hội An, nhà thờ Phát Diệm, chùa Keo, đình Tây Đằng, Chùa Phật Tích. Năm 2010, di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm 44.2% tổng số di tích được xếp hạng.

Di tích khảo cổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Hoàng thành Thăng Long, hang Con Moong, di chỉ Đông Sơn, động Người Xưa, thánh địa Mỹ Sơn

Năm 2010, di tích khảo cổ chiếm 1.3% các di tích được xếp hạng.

Di tích thắng cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:

Danh lam thắng cảnh chiếm khoảng 3.3% số di tích được xếp hạng.

Di tích lịch sử cách mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố…), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt.[6]

Một số di tích lịch sử cách mạng như: Chiến khu Tân Trào, Chiến khu Quỳnh Lưu, Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ,...

Phân cấp di tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (gọi chung là di tích) được chia thành:

Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó.

Thống kê di tích Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo địa phương

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Các tỉnh có số lượng di tích lớn hơn 1500 gồm: Hà Nội: 5175 di tích; Thái Bình: 2539 di tích; Bắc Giang: 2237 di tích; Bắc Ninh 1859 di tích; Ninh Bình: 1879 di tích; Đồng Nai: 1800 di tích; Hà Nam: 1784 di tích; Nam Định: 1655 di tích; Thanh Hóa: 1535 di tích.
  • Các tỉnh có mật độ di tích lớn nhất đều thuộc vùng châu thổ sông Hồng gồm: Hà Nam 2,07 di tích/km2; Hà Nội: 1,56 di tích/km2; Bắc Ninh: 1,96 di tích/km2; Ninh Bình: 1,36 di tích/km2 và Hưng Yên: 1,31 di tích/km2.
STT Tên tỉnh Số di tích
Quốc gia
đặc biệt
Số di tích
Quốc gia
Số di tích
cấp tỉnh
Tổng di tích Thời gian
cập nhật
Ghi chú
1 An Giang 2 26 46 1287 2015 [8]
2 Bà Rịa – Vũng Tàu 1 28 19 219 2019 [9]
3 Bạc Liêu 2 13 34 150 2024 [10]
4 Bắc Giang 5 95 605 2237 2021 [11]
5 Bắc Kạn 2 7 49 120 2021 [12]
6 Bắc Ninh 4 195 386 1558 2020 [13]
7 Bến Tre 2 16 51 69 2019
8 Bình Dương 0 12 38 500 2015 [14][15][16][17]
9 Bình Định 2 36 78 234 2017 [18][19]
10 Bình Phước 3 12 12 17 2015 [20]
11 Bình Thuận 0 28 40 300 2019 [21]
12 Cà Mau 0 10 28 38 2017 [22][23]
13 Cao Bằng 3 27 65 226 2015 [24][25]
14 Cần Thơ 0 10 12 22 2016 [26][27]
15 Đà Nẵng 2 18 51 200 2019 [28]
16 Đắk Lắk 2 17 13 58 2019 [29]
17 Đắk Nông 1 7 3 20 2019 [30]
18 Điện Biên 1 12 8 21 2019 [31]
19 Đồng Nai 2 29 24 1000 2019 [32]
20 Đồng Tháp 1 13 50 91 2015 [33][34]
21 Gia Lai 1 8 5 30 2017 [35]
22 Hà Giang 0 26 29 55 2018 [36]
23 Hà Nam 2 82 101 1784 2018 [37]
24 Hà Nội 17 1196 1156 5175 2015 [38][39]
25 Hà Tĩnh 2 79 425 504 2017 [40][41][42]
26 Hải Dương 4 142 200 3199 2020 [43]
27 Hải Phòng 2 112 356 470 2017
28 Hậu Giang 1 9 6 188 2015 [44]
29 Hòa Bình 1 41 27 295 2024 [45]
30 Hưng Yên 2 165 88 1210 2019 [46]
31 Khánh Hòa 0 16 171 1091 2017 [47][48]
32 Kiên Giang 1 21 30 200 2017 [49][50]
33 Kon Tum 2 4 18 55 2018 [51]
34 Lai Châu 0 5 20 39 2019 [52]
35 Lạng Sơn 2 27 95 581 2018 [53]
36 Lào Cai 0 15 11 50 2015 [54][55]
37 Lâm Đồng 2 18 16 50 2018 [56]
38 Long An 0 20 86 109 2017 [57]
39 Nam Định 2 81 266 1330 2018 [58]
40 Nghệ An 4 137 235 1395 2018 [59]
41 Ninh Bình 3 103 314 1879 2015 [60][61]
42 Ninh Thuận 2 12 44 239 2021 [62]
43 Phú Thọ 1 73 218 967 2021 [63]
44 Phú Yên 2 20 68 201 2024 [64]
45 Quảng Bình 2 53 63 200 2019 [65]
46 Quảng Nam 4 60 300 500 2015 [66]
47 Quảng Ngãi 1 28 76 250 2022 [67]
48 Quảng Ninh 8 51 71 482 2017 [68][69]
49 Quảng Trị 4 21 473 524 2021 [70]
50 Sóc Trăng 0 8 38 111 2021 [71]
51 Sơn La 1 47 15 113 2019 [72]
52 Tây Ninh 1 26 60 365 2016 [73]
53 Thái Bình 2 114 550 2138 2021 [74]
54 Thái Nguyên 1 49 205 780 2019 [75]
55 Thanh Hóa 5 142 686 1535 2019 [76]
56 Thừa Thiên Huế 2 86 55 902 2020 [77]
57 Tiền Giang 2 21 129 106 2024 [78]
58 TP. Hồ Chí Minh 2 56 114 400 2017 [79][80]
59 Trà Vinh 0 12 16 533 2015 [81][82]
60 Tuyên Quang 3 137 252 600 2018 [83]
61 Vĩnh Long 0 11 50 700 2021 [84]
62 Vĩnh Phúc 2 66 404 1303 2019 [85]
63 Yên Bái 1 13 92 500 2019 [86]

Theo loại di tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảo tồn di tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Vấn đề bảo tồn di tích và kinh phí bảo tồn thường gây tranh luận tại Việt Nam. Nhiều di tích không được bảo quản đúng mức, gây hư hỏng nghiêm trọng hay bị sửa lại khác xa mẫu cổ. Nhiều di tích như Thác Voi, Thác Liên Khương, Công ty cổ phần khai thác chỉ rào thác, kinh doanh bán vé thu tiền vào cổng mà không tu bổ và đến cuối năm 2007 thì rao sang nhượng dự án, kiếm lời thêm 3 tỷ đồng [89].

Thành nhà Hồ bị Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa tôn tạo "không đúng cách" và vá víu. Chùa Phật Tích tại Bắc Ninh, di tích lịch sử thời nhà Lý, bị phá bỏ tan hoang "để xây dựng mới".[90]

Theo ý kiến của các chuyên gia Đức thuộc tổ chức Dự án bảo tồn, trùng tu và đào tạo Đức (GCREP): "Ở Việt Nam, với những di tích bị hư hại nhiều, người ta thường bỏ đi và xây lại mới. Còn theo kinh nghiệm của chúng tôi, không phải cái gì cũng cần tu tạo lại 100%, có những thứ không tu tạo được thì giữ nguyên" [91]

Vì những yếu kém trong những mặt khác so với các nước trong khu vực, nên ngành du lịch Việt Nam thường chỉ chú trọng khai thác quá đáng các thắng cảnh thiên nhiên như một điểm mạnh,[cần dẫn nguồn] nhưng việc "xã hội hóa" các danh thắng (cho phép các công ty đầu tư khai thác và bán vé vào cửa) dẫn đến việc hầu hết các nơi danh thắng đều thu tiền vào tham quan và các công ty này lại không quan tâm bảo trì đúng mức,[cần dẫn nguồn] do đó cảnh quan đang bị xuống cấp hay phá hủy, điển hình là trường hợp các di tích quốc gia như Thác Voi,[92] Thác Liên Khương.[93]

Di sản thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại, Việt Nam đã có 8 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới gồm:

  1. Vịnh Hạ Long, được công nhận năm 1994 theo tiêu chí (vii) và năm 2000 theo tiêu chí (viii).
  2. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2003, là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí (viii).
  1. Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (iv).
  2. Phố Cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) (v).
  3. Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) (iii).
  4. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, năm 2010, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) (iii) và (vi).
  5. Thành nhà Hồ, năm 2011, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) và (iv)
  1. Quần thể danh thắng Tràng An, năm 2014, theo các tiêu chí (vii) và (viii) của 1 di sản thiên nhiên thế giới và tiêu chí (V) của 1 di sản văn hóa thế giới.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ theo "Tự điển tiếng Việt" của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam (Xuất bản năm 2006)
  2. ^ Di sản góp phần phát triển du lịch
  3. ^ Yêu cầu kiện toàn bộ máy quản lý di tích Lưu trữ 2015-04-02 tại Wayback Machine - Bộ VH,TT&DL
  4. ^ Luật di sản văn hóa 2009
  5. ^ “Về việc ban hành quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2011.
  6. ^ “Phát huy giá trị di tích cách mạng kháng chiến”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Thủ đô Hà Nội. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2020.
  7. ^ Quyết định 48/2014/QĐ-UBND quản lý bảo vệ phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh tại Thái Nguyên
  8. ^ Bảo tồn các di tích ở An Giang - Kỳ 2: Những giá trị trường tồn[liên kết hỏng]
  9. ^ Toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có 219 di tích
  10. ^ Bạc Liêu thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa
  11. ^ Bắc Giang: Đẩy mạnh hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
  12. ^ Công bố 120 di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2021
  13. ^ Bắc Ninh hoàn thành tổng kiểm kê di tích toàn tỉnh
  14. ^ “Danh sách các Di tích và Danh thắng tỉnh Bình Dương cập nhật năm 2020”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
  15. ^ Toàn tỉnh có 50 di tích được công nhận
  16. ^ Bình Dương với những tín hiệu lạc quan trong việc thực hiện Luật Di sản Văn hóa[liên kết hỏng]
  17. ^ “Bình Dương phát huy thế mạnh phát triển du lịch”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2015.
  18. ^ “Thành lập Ban Quản lý Di tích tỉnh Bình Định”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2010.
  19. ^ “Thêm 2 di tích lịch sử cấp tỉnh tại huyện An Lão”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2017.
  20. ^ Địa chí Bình Phước - tập 1
  21. ^ Bình Thuận khai thác giá trị di tích lịch sử văn hóa vào phát triển du lịch
  22. ^ BÀI 2: GIẬT MÌNH DI TÍCH CÀ MAU[liên kết hỏng]
  23. ^ Cà Mau: có 9 di tích quốc gia
  24. ^ Bất cập trong quản lý di tích ở Cao Bằng[liên kết hỏng]
  25. ^ “TOÀN TỈNH CÓ 92 DI TÍCH ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2017.
  26. ^ “THÀNH PHỐ CẦN THƠ - MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2010.
  27. ^ Di tích - Thắng cảnh -- 22 di tích cấp quốc gia và thành phố
  28. ^ Di sản văn hóa ở Đà Nẵng: Tài nguyên du lịch hấp dẫn
  29. ^ “NHỮNG DI TÍCH ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG CỦA ĐẮK LẮK”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2020.
  30. ^ Đắk Nông lôi cuốn du khách với vẻ đẹp riêng
  31. ^ Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ di tích trên địa bàn tỉnh Điện Biên
  32. ^ Đồng Nai có thêm di tích lịch sử cấp tỉnh
  33. ^ Đồng Tháp có 12 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và 49 di tích cấp tỉnh[liên kết hỏng]
  34. ^ “Bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2015.
  35. ^ Gia Lai: Có trên 20 di tích lịch sử văn hóa có giá trị
  36. ^ Hà Giang: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa - chìa khóa phát triển bền vững
  37. ^ Hà Nam: Tháo gỡ khó khăn trong công tác bảo tồn di tích
  38. ^ Còn nhiều khó khăn trong tu bổ di tích lịch sử văn hóa[liên kết hỏng]
  39. ^ Hà Nội sẽ trở thành thành phố di sản?
  40. ^ “Hà Tĩnh công nhận 09 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2015.
  41. ^ Hà Tĩnh xếp hạng 18 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh[liên kết hỏng]
  42. ^ “Hà Tĩnh: Họp xét duyệt di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đợt I năm 2017”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2017.
  43. ^ Hải Dương: Số di tích lịch sử văn hóa tăng mạnh sau hơn 10 năm
  44. ^ Hậu Giang: 9 di tích lịch sử cấp quốc gia
  45. ^ Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - đôi điều còn trăn trở
  46. ^ Đánh thức tiềm năng du lịch vùng đất Phố Hiến
  47. ^ “TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TỈNH KHÁNH HÒA”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2014.
  48. ^ “Khánh Hòa làm tốt công tác hồ sơ di tích”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2018.
  49. ^ “Kiên Giang: Xem xét công tác quản lý di tích”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2010.
  50. ^ KẾ HOẠCH BẢO VỆ, TÔN TẠO, PHÁT HUY CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HÓA, DANH LAM Thắng CẢNH VÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ GẮN LIỀN VỚI DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
  51. ^ 24 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia và cấp tỉnh
  52. ^ “Lai Châu có 05 Di tích xếp hạng Quốc gia”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2020.
  53. ^ Lạng Sơn: 32 điểm di tích bị xâm phạm
  54. ^ Lào Cai: Quản lý bảo tồn không đồng bộ đang " làm mất" dần các di tích văn hóa[liên kết hỏng]
  55. ^ Lào Cai: Phát huy giá trị di tích, danh thắng
  56. ^ “Lâm Đồng công nhận 3 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2020.
  57. ^ “Long An: Tăng cường công tác quản lý, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.
  58. ^ Xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Nam Định
  59. ^ DI TÍCH LỊCH SỬ Ở NGHỆ AN
  60. ^ Xây dựng nếp sống văn minh trong việc tổ chức các lễ hội truyền thống
  61. ^ Thêm 109 di tích lịch sử được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia đặc biệt
  62. ^ Ninh Thuận: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa
  63. ^ Phú Thọ: Miền quê di sản
  64. ^ Phú Yên: Di sản văn hóa được bảo tồn và phát huy giá trị
  65. ^ Quảng Bình: Hơn 10 di sản được nghiên cứu đưa vào danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
  66. ^ Quảng Nam: Góp ý về quy chế quản lý và tu bổ di tích[liên kết hỏng]
  67. ^ Quảng Ngãi xây dựng Đề án Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đến năm 2030
  68. ^ “Để Quảng Ninh thành một trung tâm du lịch quốc tế, trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2020.
  69. ^ dulich.laodong.vn https://dulich.laodong.vn/tin-tuc/quang-ninh-dung-thu-2-ca-nuoc-ve-so-di-tich-quoc-gia-dac-biet-1258594.html. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2024. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  70. ^ Quảng Trị: Đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh
  71. ^ Sóc Trăng: Hầu hết các di tích đã xếp hạng đều được quản lý tốt
  72. ^ Toàn tỉnh: 63 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng
  73. ^ Tây Ninh phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa
  74. ^ Quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở Thái Bình - một số vấn đề đặt ra
  75. ^ Thái Nguyên bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa
  76. ^ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể: Cần những cách làm phù hợp
  77. ^ HỆ THỐNG THIẾT CHẾ VĂN HÓA, DI TÍCH LỊCH SỬ
  78. ^ Tiền Giang xếp hạng di tích LSVH mộ Đỗ Trình Thoại
  79. ^ Quản lý di tích văn hóa lịch sử tại TP.HCM: Chậm trễ, nhiều di tích sẽ thành phế tích
  80. ^ Danh sách các công trình, địa điểm đã được quyết định xếp hạng di tích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (đến hết tháng 5 năm 2017)
  81. ^ “Trà Vinh: Có thêm di tích lịch sử cấp tỉnh”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2015.
  82. ^ “Trà Vinh”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2015.
  83. ^ “Phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.
  84. ^ Vĩnh Long thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản[liên kết hỏng]
  85. ^ “Vĩnh Phúc: Di tích lịch sử quốc gia đình Đình Chu kêu cứu”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2020.
  86. ^ Du lịch Yên Bái: Những tín hiệu khởi sắc
  87. ^ Cả nước có gần 15.000 ngôi chùa[liên kết hỏng]
  88. ^ Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2010 cấp quốc gia
  89. ^ “Một di tích thắng cảnh quốc gia bị bán với giá 3 tỷ đồng”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  90. ^ Tan hoang chùa Phật Tích[liên kết hỏng]
  91. ^ Đức giới thiệu quá trình trùng tu Cung An Định
  92. ^ Thác Voi bị bán với giá 3 tỉ đồng, Người Lao động, 14/05/2008
  93. ^ Xung quanh việc 2 di tích quốc gia ở Lâm Đồng xin "khai tử" Lưu trữ 2016-04-03 tại Wayback Machine, Sài Gòn giải phóng, 28/02/2008